Tấm ảnh giả vụ nổ ở Lầu Năm Góc

Tấm ảnh giả vụ nổ ở Lầu Năm Góc

Trên Twitter, một bức ảnh hiển thị lửa và khói đen bốc lên cạnh nhà giống như Lầu Năm Góc. Ảnh: Twitter.

Gần đây, một bức ảnh cho thấy lửa và khói đen bốc lên cạnh một cấu trúc giống Lầu Năm Góc gần đây đã gây xôn xao trên Internet. Tấm ảnh được tài khoản @CBKNews đăng tải lần đầu tiên trên Twitter lúc 8h42 ngày 22/5 (giờ địa phương), với lời chú thích "Cú nổ khổng lồ gần Lầu năm Góc ở Washington, D.C. - Báo cáo nội bộ".

Tấm ảnh sau đó được nhiều nguồn tin chính thống và các tài khoản được xác minh chia sẻ lại.

Nhiều dấu hiệu đáng ngờ

Vào lúc 10h3, trang báo chính thống RT của Nga cũng đăng lại ảnh. Đến 10h5, một tài khoản mạo danh tờ Bloomberg có tên Walter Bloomberg với 650.000 người theo dõi trên Twitter cũng đăng tải một bài viết có nội dung "Một vụ nổ lớn xảy ra gần Lầu Năm Góc" và nhận được hàng trăm lượt chia sẻ lại.

Ngay sau bài đăng này, người dùng ZeroHedge mạo danh là một cây bút tại Wall Street tiếp tục đăng hình ảnh vụ nổ trên tài khoản 1,6 triệu người theo dõi của mình với mô tả "Nổ lớn gần Lầu Năm Góc".

Tuy nhiên, Đội cứu Arlington đã nhanh chóng xác định rằng bức ảnh này là giả mạo. Theo Đội cứu, "Không hề có một cú nổ hoặc bất cứ vấn đề nào khác gần khu vực Lầu Năm Góc và cũng không có nguy hiểm nào đối với cộng đồng." Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tấm ảnh này đã được tạo bởi AI, theo chuyên gia nghiên cứu John Scott-Railton tại Citizen Lab.

Theo Nick Waters, điều tra viên tại Bellingcat, "Trong tấm ảnh này, nhà trong ảnh không hề có thật và ở Washington cũng không có nhà nào như vậy." Ông cũng chỉ ra hàng rào trước cổng nhà dường như có thể đóng mở được trong khi trên thực tế là không thể và nó có dấu hiệu chỉnh sửa, cắt ghép.

Theo giáo sư khoa học máy tính Hany Farid của Đại học California, người đồng ý với quan điểm này, phần cỏ và tấm gạch chồng lên nhau rất đáng nghi ngờ. Chi tiết hàng rào cũng không chính xác vì có một lỗ đen nhô ra từ hàng rào và lan đến tận phần lối đi. Theo ông, "phần cửa sổ không giống với ảnh chụp Lầu Năm Góc đăng trên Internet."

Không dừng lại ở đó, một tài khoản giả mạo tiếp tục đăng tải ảnh Nhà Trắng đang bốc cháy sau khi tấm ảnh Lầu Năm Góc bốc cháy được lan truyền rộng rãi. Nick Waters khẳng định rằng không giống Nhà Trắng, nhưng tấm ảnh này không gây ra bất kỳ hiệu ứng pháo động nào.

"Thông thường, các sự kiện lớn ở những khu vực đông đúc như thả bom, khủng bố và bạo động sẽ có rất nhiều thông tin rò rỉ xoay quanh. Do đó, rất khó để tạo ra một bức ảnh giả mạo một sự kiện có sức ảnh hưởng cụ thể. chuyên viên điều tra nhận định.

Bất cứ ai biết sử dụng Photoshop đều có thể giả mạo ảnh

Tuy nhiên, Giám đốc Chirag Shah tại Center for Responsibility in AI Systems and Experiences của Đại học Washington cảnh báo rằng việc phát hiện ra những ảnh giả mạo không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy.

Ông khẳng định rằng khi công nghệ AI ngày càng phát triển, công chúng phải thu thập dữ liệu từ nhiều người khác nhau và duy trì cảnh giác cao độ để ngăn chặn những thông tin giả mạo. Chirag Shah khẳng định rằng vẫn chưa đủ nếu chỉ phụ thuộc vào các công cụ phát hiện giả mạo và các bài đăng trên mạng xã hội.

Theo nhà nghiên cứu lâu năm Renee DiResta tại Stanford Internet Observatory, đây chính là vấn đề khi AI trở nên phổ biến hơn. Theo chuyên gia, bất kỳ ai biết sử dụng Photoshop đều có thể tạo ra bức ảnh này và thậm chí tốt hơn.

Theo bà, có những dấu hiệu cho thấy người dùng đang ngày càng ít chú ý đến các thông tin trên Twitter có đáng tin cậy hay không. Trong khi đó, khả năng tiếp cận đến nhiều người và lan truyền thông tin sai sự thật ngày càng tăng.

Walter Bloomberg, người đã mô tả "Nổi bật gần Lầu Năm Góc ở Washington D.C.", là một trong những tài khoản đầu tiên chia sẻ lại tấm này. Mặc dù tài khoản này được thành lập từ 9 năm trước và không liên quan đến Bloomberg, nhưng nó vẫn có tới 650.000 người theo dõi. Tính đến lúc 13h50 (giờ địa phương), bài đăng của tài khoản này đã được xem hơn 730.000 lần.

Theo Washington Post, người dùng mạng xã hội hiện nay đã dần biết cách cảnh giác với các bài đăng được lan truyền rộng rãi trên Internet hơn, đặc biệt là từ những nguồn không xác thực. Tuy nhiên, tính năng bán tick xanh mới của Twitter đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Theo Sam Gregory, Giám đốc tổ chức vì quyền con người Witness, sự khó khăn lớn nhất khi đối diện với những thông tin giả như trên là tốc độ lan truyền đáng sợ của chúng.

"Chúng được phổ biến với tốc độ khó tin, trong khi khả năng kiểm định thông tin lại chậm hơn và cũng khó để đến với đúng đối tượng cần thiết," ông nói. Mặc dù có rất nhiều dấu hiệu giả, nhưng tấm ảnh được chia sẻ bởi một nguồn đáng tin cậy sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý hơn.

Sam Gregory khẳng định rằng khi mọi người tiếp cận với một thông tin giả, thông tin đó không cần phải trông giống hệt một thứ có thật ngoài đời; chỉ cần mọi người cảm thấy rằng nó là thật.

Xuất bản học thuật phủ nhận tác quyền của ChatGPT

Có một làn sóng lo ngại rằng AI, với những nghiên cứu bị thiếu sót hoặc thậm chí bịa đặt, có thể gây hại cho các tài liệu học thuật. Theo một bản cập nhật chính sách do Springer-Nature thực hiện, ChatGPT không thể được liệt kê là tác giả. Nhiều nhà xuất bản khác đã thực hiện các cập nhật tương tự.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận