Thời của nút home vật lý chưa chấm dứt

Thời của nút home vật lý chưa chấm dứt

Nút home tiện lợi

Lời ngụy biện có sức thuyết phục nhất mà Steve Jobs từng nói với cộng đồng là "người dùng đã biết cách sử dụng smartphone rồi".

Trong nhiều năm trời, hãng Apple đã luôn được ca ngợi bởi khả năng tạo ra những thiết bị quá đỗi đơn giản và rõ ràng như thể điều này đã ăn sâu vào trong bản năng của khách hàng vậy. Một ví dụ hài hước, bạn có thể vừa tỉnh dậy sau khi ngủ đông được vài thập kỷ mà vẫn biết cách sử dụng 3D-Touch với biểu tượng của ứng dụng máy ảnh để chụp selfie. Người đọc cần những bằng chứng cụ thể? Một video quay cảnh bé gái chỉ mới 2 tuổi đã biết chơi trò chơi trên iPad đang lan truyền trên mạng là một ví dụ.

Thời của nút home vật lý chưa chấm dứt

Tất nhiên, ý tưởng của Steve Job là sai. Cần khẳng định, Apple rất giỏi trong việc hướng dẫn người dùng sử dụng các sản phẩm của mình thông qua quảng cáo, video, thậm chí là cả quá trình cài đặt trên điện thoại. Mặc dù vậy, không ai vừa mới được sinh ra đã biết dùng iPhone.

Những điều chẳng phải là một vấn đề gì cả bởi vì Apple đã thêm vào một tính năng mà ai cũng biết sử dụng: phím home vật lý.
Nút home vật lý là thứ mà người dùng sẽ ấn vào khi không biết phải làm gì nữa, cho phép bạn tự do khám phá, vuốt chạm thoải mái trên màn hình, vì sau tất cả thì bạn chỉ việc ấn một nút và bạn sẽ quay lại nơi mà bạn đã bắt đầu.

Tuy nhiên, trong năm 2017, hãng Apple đã bất ngờ quyết định loại bỏ phím home vật lý.

Thời của nút home vật lý chưa chấm dứt

Nhìn rộng ra, Apple không phải là hãng công nghệ duy nhất dám làm vậy nhưng họ là nổi bật nhất. Trên iPhone X, Apple đã thay thế phím home – thứ mà mọi người dùng chỉ muốn ấn vào vì nó đã hiển hiện ngay trước mặt – với một đường ngang nhỏ mà bạn được cho là sẽ biết mọi thao tác và cử chỉ như vuốt lên, vuốt xuống, rồi trái phải,...

Tương lai của ngành công nghệ, ít nhất là từ những gì chúng ta đã thấy trong năm nay, được lấp đầy bởi những sản phẩm đa năng và phức tạp hơn bất cứ thứ gì xuất hiện trước đây. Không những thế, những hãng công nghệ lớn còn làm ra nhiều sản phẩm đang ngày càng ép người dùng phải tự tìm cách khám phá, tìm cách thích nghi và tìm cách sử dụng.

Không thể thay thế nút home

Trở lại hơn 40 năm trước, các giao diện máy tính cách cơ bản không giống với bất cứ thứ gì mà người ta từng nhìn thấy trước đây. Do đó, người dùng cần sự giúp đỡ để khám phá chúng.

Thời của nút home vật lý chưa chấm dứt

Rất nhiều máy tính giai đoạn đầu được thiết kế để giống với bàn làm việc của người dân để khách hàng biết phải làm gì. Tương tự, ứng dụng ghi chép có hình của cuốn sổ ghi chép, nút lưu có hình của một chiếc đĩa mềm. Tóm lại, thời điểm mới xuất hiện, máy tính giống như một thứ đến từ ngoài hành tinh được "ngụy trang" để trở nên thân quen hơn một chút. Trải qua hơn 40 năm, con người đã hiểu máy tính của họ hơn, biết nó hoạt động như thế nào và cách làm việc, tương tác với nó.

Vì vậy, các hãng công nghệ mới có thể làm những điều mới mang tính thử nghiệm và hữu ích hơn. Tuy nhiên, khi các giao diện mới như thực tế tăng cường (AR) và giọng nói đi vào cuộc sống, các hãng công nghệ lớn mà điển hình là Apple dường như đã bỏ qua giai đoạn "dắt tay" ấy, vì trên lý thuyết, những giao diện đó rất tự nhiên và đời thường nên các công ty đằng sau chúng nghĩ rằng mọi người đều sẽ biết cách sử dụng. Nhưng điều này là không chính xác.

Chúng ta cần nhìn vào một thực tế: môi trường khởi đầu trong hệ thống thực tế hỗn hợp tăng cường (mixed reality) của hãng công nghệ Microsoft trông giống hệt một ngôi nhà, nhưng cách duy nhất để bạn có thể di chuyển trong "ngôi nhà" đó là dịch chuyển tức thời, rõ ràng không phải là cách mà bạn đi lại trong thực tế.

Bộ điều khiển này trông giống như tay của người dùng nhưng họ chẳng thể cầm nắm thứ gì cả. Điều này có nghĩa khách hàng vẫn phải tự tìm hiểu các quy tắc, tìm ra những thứ mình có thể chạm vào và những thứ không. Điều này hoàn toàn không có vấn đề, ngoại trừ việc chẳng có hãng công nghệ nào hướng dẫn người dùng nữa. Bởi lẽ, những hãng này coi nó là điều rất tự nhiên nên mặc định mọi người sẽ biết phải làm gì.

Các hãng công nghệ chỉ hi vọng rằng người dùng sẽ tự mày mò, khám phá; hoặc giả công nghệ sẽ phát triển vượt bậc đến mức bạn sẽ có thể sử dụng thiết bị theo mọi cách mà bạn muốn.

Cho đến khi đó, con người sẽ mắc kẹt giữa một mớ những sự tương tác khách hàng và thiết bị, nơi bạn có thể mường tượng ra phần nào cách mọi thứ hoạt động, nhưng chưa chắc chúng đã hoạt động theo cách đó.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận