Trung Quốc muốn xây thủ phủ livestream bán hàng online

Trung Quốc muốn xây thủ phủ livestream bán hàng online

Để mở rộng lĩnh vực thương mại điện tử trong khu vực, Thâm Quyến kêu gọi các KOL, influencer. Ảnh: Dao Insights.

Thành phố Thâm Quyến, thủ phủ công nghệ cao của Trung Quốc, mới đây đã công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm livestream bán hàng điện tử mới, có quy mô quốc tế. Chính quyền thành phố dự kiến dự án này sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và thu về 300 tỷ nhân dân tệ (43,7 tỷ USD) doanh thu vào năm 2025.

Thâm Quyến kỳ vọng có thể tự xây dựng hoặc thu hút ít nhất 100 doanh nghiệp hàng đầu đến hợp tác trong vòng ba năm tới, đồng thời xây dựng 50 nhà để phục vụ cho lĩnh vực này, tạo thành một "khu công nghiệp" riêng cho lĩnh vực này, theo SCMP, với mục tiêu mở rộng ngành công nghiệp bán hàng online qua livestream ở địa phương.

Khu công nghiệp livestream sẽ trở thành điểm đến có tất cả trong một, bao gồm thiết bị để phát sóng trực tiếp, thiết kế bối cảnh, khu chỉnh sửa hậu kỳ nội dung và trình bày sản phẩm.

Mặt khác, các doanh nghiệp bán quần áo, mỹ phẩm, trang sức hoặc các sản phẩm công nghệ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách hỗ trợ chuỗi cung ứng.

Thành phố sẽ hỗ trợ các nhãn hàng, doanh nghiệp xây dựng các địa điểm trưng bày sản phẩm nhằm khuyến khích sự hợp tác giữa các nhà bán lẻ trực tuyến và các phòng, ban thương mại, đồng thời rút ngắn quá trình từ chuỗi cung ứng, sản xuất đến phân phối hàng hóa.

Theo Hiệp hội Thương mại Thành phố Thâm Quyến, "Livestream bán hàng là một mô hình kinh doanh mới nhưng có tầm quan trọng rất lớn trong việc khôi phục nền kinh tế bền vững và thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ." Theo SCMP, Thâm Quyến đang cố gắng bắt kịp những khu vực đang phát triển lĩnh vực bán hàng qua livestream trên toàn quốc với mục tiêu táo bạo này.

Thu phu livestream Trung Quoc anh 1

Một trong những lĩnh vực mà chính quyền thành phố rất quan tâm là bán hàng qua livestream. Ảnh: SCMP.

Với hơn 69.000 người livestream bán hàng, Hàng Châu là trung tâm của các nền tảng thương mại điện tử quan trọng của Trung Quốc như Alibaba. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2018, thành phố này đã tạo ra doanh thu 503 tỷ nhân dân tệ (73 tỷ USD).

Theo tờ Shenzhen Economic Daily, Thâm Quyến chỉ có khoảng 9.260 người dẫn chương trình livestream tính đến cuối tháng 11/2022, đạt 152 tỷ nhân dân tệ (22 tỷ USD) kể từ đầu năm.

Do đó, với kế hoạch mới, thủ phủ công nghệ mong muốn sẽ lôi kéo được 50 người dẫn chương trình trong các buổi livestream đến làm việc tại các nhà đài của thành phố, kêu gọi thêm 3.000 livestreamer và 10.000 nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp khác để mở rộng thị trường thương mại điện tử.

Chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ các nền tảng thương mại điện tử mở trụ sở hoạt động mới ở Thâm Quyến và khám phá những công nghệ mới như AI, idol ảo và metaverse cho lĩnh vực livestream. Ngoài ra, chính quyền thành phố cam kết sẽ thiết lập các quy định và điều luật cụ thể cho thị trường, siết chặt luật bảo vệ sở hữu trí tuệ và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.

Trước đó, Thâm Quyến đã từng công bố kế hoạch phát triển ngành mua sắm qua sóng livestream vào năm 2020 bằng cách đào tạo 1.000 influencer và 10 "trụ sở" livestream khác nhau.

Giới chức Trung Quốc đang tăng cường giám sát và quản lý lĩnh vực này để khôi phục tiêu dùng nội địa đang có dấu hiệu giảm sút, theo SCMP, với sự bùng nổ của thương mại điện tử sau đại dịch Covid-19. Doanh số bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 12/2022, chỉ còn 4.000 tỷ nhân dân tệ.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kỹ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu vào phân tích và mổ xẻ một cách tường tận các tác động của cuộc sống hiện đại đối với các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận