"Uber gọi chúng tôi là đối tác, nhưng nói “không thích thì nghỉ”"

"Uber gọi chúng tôi là đối tác, nhưng nói “không thích thì nghỉ”"

Trao đổi với ICTnews, một tài xế nói "Họ gọi chúng tôi là đối tác nhưng sẵn sàng nói "không thích thì nghỉ", không bày tỏ thiện chí chia sẻ các gánh nặng với chúng tôi, nhất là từ 11/1 thành phố Hà Nội cấm 13 tuyến đường trong giờ cao điểm khiến doanh thu chúng tôi giảm sút".

Uber gọi chúng tôi là đối tác, nhưng nói “không thích thì nghỉ”

Các tài xế Uber, Grab tuần hành trong ngày 15/1 để gây sức ép đề nghị hai doanh nghiệp này giảm chiết khấu.

Như ICTnews đã đưa, đầu giờ chiều ngày 15/1/2018, hàng trăm tài xế Uber tại Hà Nội đã tập trung tại văn phòng Uber Hà Nội số 71 Vạn Phúc để yêu cầu đối thoại, giảm chiết khấu từ mức 25% như hiện nay xuống còn 15%.

Tuy nhiên khá bất ngờ, phía văn phòng Uber Hà Nội đã đóng cửa và có phát ngôn gây sốc: nếu không thích, các tài xế có thể tắt ứng dụng.

Trước sức ép của hàng trăm tài xế cùng phương tiện cùng sự tác động của phía công an phường Liễu Giai, phía văn phòng Uber Hà Nội sau đó đã mở cửa và gặp phía đại diện nhóm tài xế Uber Hà Nội để đối thoại trực tiếp.

Tuy nhiên sau buổi gặp này, phía Uber chưa có câu trả lời cũng như lịch làm việc cụ thể tiếp theo liên quan.

Trao đổi với ICTnews chiều ngày 17/1, đại diện phát ngôn của Uber Việt Nam cho hay đến thời điểm hiện tại doanh nghiệp chưa có câu trả lời cụ thể về việc có hay không đáp ứng yêu cầu giảm chiết khấu của tài xế tại Hà Nội.

Uber Việt Nam vẫn đang tiếp tục xem xét, lắng nghe ý kiến phản hồi và sẽ làm việc trực tiếp với các tài xế.

Theo tìm hiểu của ICTnews, sau buổi tuần hành hôm 15/1, đến thời điểm ngày 17/1 đã có nhiều tài xế tắt, xóa ứng dụng Uber, hoặc không chạy xe trong giờ cao điểm để thể hiện sự phản đối với Uber Việt Nam.

Trao đổi với ICTnews, một tài xế nói: Họ gọi chúng tôi là đối tác nhưng sẵn sàng nói "không thích thì nghỉ", không bày tỏ thiện chí chia sẻ các gánh nặng với chúng tôi, nhất là từ 11/1 thành phố Hà Nội cấm 13 tuyến đường trong giờ cao điểm khiến doanh thu chúng tôi giảm sút.

Anh Huy, một tài xế bày tỏ: Có đến 95% anh em lái xe Uber, Grab đều phải mua xe trả góp ngân hàng, điều kiện rất khó khăn như tôi. Mỗi ngày tắt ứng dụng, không chạy dịch vụ là một ngày cuộc sống gặp khó khăn với gánh nặng nuôi con ăn học, lãi ngân hàng trả tiền mua xe, khấu hao xe… Tuy nhiên với thực tế hiện nay, chúng tôi thà tắt ứng dụng chứ không để bị Uber "hút máu" về lâu dài như thế này.

"Trước đây họ có chế độ ưu đãi hấp dẫn chúng tôi sẵn sàng vay tiền mua xe để hợp tác. Tuy nhiên càng ngày họ càng thay đổi theo hướng bất lợi cho tài xế, tự ý tăng chiết khấu và đến giờ thì tôi trở tay không kịp", tài xế Huy nói.

Cũng theo tìm hiểu của ICTnews, đối với Grab Việt Nam, sau buổi tuần hành ngày 15/1, phía Grab Việt Nam đã đưa ra lịch hẹn làm việc để giải quyết các vấn đề liên quan. Do đó, từ ngày 16/1, nhiều tài xế GrabCar đã tạm hoạt động trở lại.

Theo ICTnews

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận