Ứng dụng khoa học công nghệ trong cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm

Ứng dụng khoa học công nghệ trong cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm

Chú thích ảnh
Táo được rửa sạch và kiểm tra tại cơ sở bảo quản và đóng gói BelleHarvest ở Belding, Michigan. BelleHarvest là cơ sở bảo quản và đóng gói táo lớn thứ hai ở bang Michigan. Ảnh AP

Một số đang thử nghiệm xịt hóa chất lên vỏ hoặc bao bì đóng gói làm chậm quá trình chín, duy trì độ tươi của hoa quả. Một số khác đang phát triển các cảm biến kỹ thuật số, có thể cung cấp thông tin về độ an toàn của thịt khi tiêu thụ, với độ chính xác cao hơn so với nhãn dán ghi hạn sử dụng thông thường.  

Các chuyên gia cho rằng nhận thức của người dân ngày càng tăng và thiệt hại đáng kinh ngạc của vấn nạn lãng phí thực phẩm – gồm cả chi phí và tác động tới môi trường – đang thúc đẩy nỗ lực giảm thiểu tình trạng này.

Bà Elizabeth Mitchum, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Postharvest tại Đại học California, cho biết: “Vấn nạn này đột nhiên trở thành tâm điểm chú ý.”

Theo nhóm nghiên cứu về rác thải thực phẩm ReFed, vào năm 2019, khoảng 35% trong số 229 triệu tấn thực phẩm có sẵn ở Mỹ - trị giá khoảng 418 tỷ USD - không bán được hoặc không ăn hết. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho rằng rác thải thực phẩm là loại vật liệu lớn nhất được chôn lấp tại các bãi rác của thành phố. Giới chức lưu ý rằng thực phẩm thối rữa giải phóng khí mê-tan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính.

ReFed ước tính con người có thể tránh lãng phí 225.000 kg thực phẩm mỗi năm nhờ cách đóng gói công nghệ cao.

Một trong số các sản phẩm đang được phát triển là thiết bị cảm biến của công ty Innoscentia có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển) có khả năng xác định xem thịt có an toàn hay không dựa trên việc đánh giá sự tích tụ của vi khuẩn trong bao bì.

Trong khi đó, công ty Ryp Labs, có trụ sở tại Mỹ và Bỉ, đang nghiên cứu về loại nhãn dán sản phẩm có thể giải phóng hơi nước để làm chậm quá trình chín của trái cây.

Thành lập bởi kỹ sư hàng không vũ trụ Bill Birgen, Công ty SavrPak cũng phát triển một loại gói hút ẩm làm từ thực vật, được làm bằng vật liệu an toàn thực phẩm đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt. Gói hút ẩm này nằm gọn bên trong hộp đựng mang đi và hấp thụ hơi nước ngưng tụ, giúp bảo quan thức ăn bên trong nóng và giòn hơn.

Chú thích ảnh
Gói hút ẩm có thể phân hủy sinh học, không chứa hóa chất của công ty SavrPak. Ảnh AP

Một số công ty khác đã tìm ra giải pháp mới dựa vào công nghệ đã được chứng minh. 

Hazel Technologies có trụ sở tại Chicago, được thành lập vào năm 2015, đã bán khí 1-methylcyclopropene (1-MCP), một loại khí đã được sử dụng trong nhiều thập niên để làm chậm quá trình chín của trái cây. Hợp chất này được EPA đánh giá là không độc hại, thường được bơm vào các phòng bảo quản kín để ức chế sản xuất ethylene, một loại hormone thực vật.

Tuy nhiên, chi phí áp dụng công nghệ để đối phó với tình trạng lãng phí thực phẩm vẫn là một rào cản đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Kroger, chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất tại Mỹ, đã ngừng hợp tác với Công ty Apeel Science có trụ sở tại thành phố Goleta, bang California trong năm nay vì nhận thấy người tiêu dùng không sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho hoa quả đã được quét hoặc phun lớp phủ có thể ăn được để giữ ẩm và loại bỏ ôxy, giúp hoa quả tươi lâu hơn.

Trong khi đó, bà Yvette Cabrera, Giám đốc về rác thải thực phẩm thuộc Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên, cho biết áp dụng khoa học mang lại kết quả đầy hứa hẹn trong bảo quản thực phẩm, song chỉ là một phần của giải pháp chống lãng phí thực phẩm.

Bà Cabrera nói rằng hầu hết tình trạng lãng phí thực phẩm được ghi nhận ở cấp độ dân cư. Do vậy, người dân cần giảm khẩu phần ăn, mua lượng thực phẩm ít hơn, cải thiện độ chính xác của nhãn dán ghi hạn sử dụng trên thực phẩm. Những điều đó có thể mang lại hiệu quả lớn hơn cả công nghệ trong nỗ lực chống lãng phí thực phẩm.

“Nói chung, cộng đồng đang quá coi nhẹ giá trị thực phẩm”, bà Cabrera nói.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận