Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Ngoại trừ Marie Curie, bạn có thể kể thêm được bao nhiêu cái tên của các nữ khoa học khác? Cùng điểm lại một vài nhà khoa học nữ ít được biết đến, đã có công góp phần trực tiếp vào thành tựu của nền khoa học thế giới cho đến ngày nay.

Những nhà khoa học nữ có nhiều đóng góp cho thế giới

1. Ada King - nữ lập trình viên đầu tiên của nhân loại

Có một tuổi thơ không mấy yên bình và thiếu vắng sự chăm sóc của người cha ngay từ rất nhỏ, Ada King (1815 - 1852) đã tìm cho mình một niềm vui đó là tham gia các nghiên cứu toán học cấp cao. Và rồi, tài năng của Ada được phát hiện.

Ada King - nữ lập trình viên đầu tiên của nhân loại

Bà nhanh chóng trở thành đồng nghiệp với nhà nghiên cứu máy tính Charles Babbage sau khi được người giảng viên của mình giới thiệu. Nhận thấy các máy móc dùng để tính toán xuất hiện phổ biến vào thế kỉ XIX, nhưng vẫn rất cồng kềnh, đặc biệt là những máy tính số học, Babbage đã nghiên cứu và đề xuất một sáng kiến mới, gọi là Công cụ phân tích.

Bà đã viết ra các thuật toán đầu tiên - được coi như là một chương trình máy tính sau này

Ada nhận thấy được tiềm năng của sáng kiến này có thể vượt ra khỏi các phép toán đơn giản nên đã cống hiến hết mình cho nghiên cứu này. Trong khi dịch và tìm hiểu dữ liệu về công cụ phân tích, bà đã viết ra các thuật toán đầu tiên - được coi như là một chương trình máy tính sau này.

2. Emmy Noether - nữ hoàng toán học

Ở vào cùng thời với Einstein, Emmy Noether (1882 - 1935) được ví như "nữ hoàng của toán học". Bà nghiên cứu về đại số trừu tượng và viết nhiều cuốn sách về các khái niệm toán khác nhau. Không những vậy, bà còn viết ra định lý của riêng mình với tên gọi “định lý Noether”. Định lý nói về những định luật cơ bản như bảo toàn động lượng tuyến tính và bảo tồn năng lượng.

Emmy Noether - nữ hoàng toán học

Thậm chí đến ngày nay, nghiên cứu của Emmy vẫn được sử dụng trong công cuộc khám phá hố đen và tìm ra đối tượng mới ngoài không gian.

Emmy Noether là người mẹ đỡ đầu cho nền toán học hiện đại

Có thể nói, Emmy không chỉ là người mẹ đỡ đầu cho nền toán học hiện đại mà còn là một người rất quảng đại. Bà cho phép các học giả khác sử dụng công trình của mình mà không cần dẫn nguồn, vì thế bà luôn được vinh danh như một đồng tác giả của các bài báo về toán học hiện đại. Tên của bà được đặt cho một tiểu hành tinh nhỏ trong vành đai của hệ Mặt trời.

3. Mary Anning - nhà cổ sinh vật học

Mary Anning (1799 - 1847) sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động Anh. Cha cô thường khai thác các hóa thạch vào thời gian rảnh rỗi để bán cho khách du lịch, và ông thường đem các con của mình theo mỗi khi tìm kiếm.

Mặc dù được cho là sẽ theo đuổi công việc đồng áng, nhưng Mary lại quyết định chọn sự nghiệp "đào bới", tìm hiểu về các hóa thạch bởi bà luôn có cảm hứng với chúng.

Mary Anning - nhà cổ sinh vật học

Mary đã thực hiện một loạt những khám phá mang tính cách mạng trong những năm đầu thế kỷ XIX. Bà đã khai quật được những phần xương khổng lồ của loài thằn lằn cá, plesiosaurs (một loài khủng long nước có 4 vây và cổ dài) hay thằn lằn bay vào khoảng năm 1809 - 1829.

Hóa thạch của những loài khủng long cổ đại này là những phát hiện vô cùng quan trọng bởi trước đó, chưa ai tìm ra manh mối về chúng. Những đóng góp của Mary đã giúp giải quyết nhiều tranh cãi về sự tuyệt chủng và trở thành ý tưởng sáng lập ra lĩnh vực cổ sinh vật học.

Mary Anning - nhà cổ sinh vật học

Nhưng bởi xuất thân từ một gia đình dị giáo nghèo nên những phát hiện của cô không được cộng đồng khoa học công nhận. Các nhà địa chất báo cáo về những khám phá của Mary nhưng không bao giờ đề cập đến sự tham gia của bà. Chỉ khi bà mất, một số loài đã được đặt theo tên của Mary nhằm vinh danh những đóng góp quan trọng giúp thay đổi mô hình cổ sinh vật.

4. Dorothy Hodgkin - phát hiện ra cấu trúc vitamin B12

Dorothy Hodgkin (1910 - 1994) được sinh ra ở Ai Cập, có cha mẹ là những nhà khảo cổ học. Trong Thế chiến thứ I, Dorothy trở lại Anh và bắt đầu công cuộc học tập của mình.

Từ sớm, bà đã bộc lộ tài năng phi thường về hóa học của mình và được chấp nhận cho theo học ở ĐH Somerville mặc dù chưa vững vàng tiếng Latin. Tại đây, bà bắt đầu nhận thức về tinh thể tia X, điều mà sau này đã dẫn đến những khám phá lớn nhất của bà.

Dorothy Hodgkin - phát hiện ra cấu trúc vitamin B12

Bằng việc sử dụng kỹ thuật mới tinh thể học Xquang và những máy tính đầu tiên, bà đã phát hiện ra cấu trúc phân tử của penicillin, vitamin B12 và insulin. Công trình của bà giúp vẽ ra những bản đồ protein phức tạp đã được đón chào như một thành tựu vĩ đại.

Bà nhận giải Nobel năm 1964 nhờ phát hiện ra cấu trúc của B12

Từ đó, các nhà khoa học có thể thay đổi và tổng hợp các chủng mới của penicillin, insulin và B12, giúp cứu sống được vô số người. Bà nhận giải Nobel năm 1964 nhờ phát hiện ra cấu trúc của B12 và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền đấu tranh cho hòa bình, giải trừ quân bị trên thế giới.

5. Jocelyn Bell Burnell - người đầu tiên quan sát, phân tích các ẩn tinh

Jocelyn Bell Burnell - người đầu tiên quan sát, phân tích các ẩn tinh

Jocelyn Bell Burnell, nhà vật lý thiên văn người Ireland, bắt đầu nghiên cứu thiên văn học sau khi cha bà, một kiến trúc sư, thiết kế nhà mô hình vũ trụ ở Bắc Ireland. Năm 1969, Burnell nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Cambridge, Anh, khi bà tham gia chế tạo một chiếc kính thiên văn cho phép phát hiện tín hiệu vô tuyến từ ẩn tinh, sóng tàn dư của những ngôi sao lớn.

Tên của bà và cộng sự xuất hiện trên nhiều ấn phẩm học thuật. Nhưng chỉ có Antony Hewish, cấp trên của Burnell và đồng nghiệp Martin Ryle, nhận giải thưởng Nobel năm 1974 dành cho những khám phá này.

6. Rosalind Franklin - chụp ảnh cấu trúc ADN

Rosalind Franklin - chụp ảnh cấu trúc ADN

Rosalind Franklin, nhà khoa học nữ người Anh, là người đầu tiên chụp ảnh cấu trúc ADN thông qua quá trình nhiễu xạ tia X. Ngày nay, chúng ta biết ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm hai mạch nucleotide song song, xoắn đều theo chiều từ trái sang phải.

Theo Scientific American, những bức ảnh ADN của Franklin bị sử dụng khi chưa được bà cho phép. Năm 1953, Francis Crick và James Watson công bố loạt ảnh trên ấn bản của tạp chí Nature, nhưng chỉ chú thích tên Franklin ở cuối trang. Franklin đã qua đời trước khi chứng kiến Watson và Crick nhận giải Nobel. Năm 1958, Franklin chết vì bệnh ung thư, có thể do tiếp xúc quá nhiều với tia X.

7. Lise Meitner

Lise Meitner

Lise Meitner, nhà vật lý người Áo, làm việc cùng với nhà hóa học Otto Hahn suốt 30 năm để khám phá hiện tượng phân rã hạt nhân, nghiên cứu cho phép chế tạo quả bom nguyên tử sau này. Meitner tiến hành một phần nghiên cứu ở Thụy Điển khi chạy trốn khỏi Đức quốc xã. Dù cả hai nhà khoa học cùng nghiên cứu và được đề cử, chỉ có Hahn nhận giải Nobel vào năm 1944.

Meitner cũng có công phát hiện, bổ sung thêm một nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học, đó là nguyên tố meitneri (Mt), mang số hiệu nguyên tử 109.

8. Cecilia Payne-Gaposchkin

Cecilia Payne-Gaposchkin

Cecilia Payne-Gaposchkin là chuyên gia nghiên cứu thực vật, vật lý, hóa học tại Đại học Cambridge, Anh, trong những năm đầu thế kỷ 20. Payne chuyển đến Mỹ để tốt nghiệp và nhận học vị. Tại Đại học Radcliffe trực thuộc Đại học Harvard, Mỹ, Payne trở thành người đầu tiên nhận học vị tiến sĩ vật lý thiên văn khi giải thích ngôi sao có cấu tạo từ hydro và heli.

Luận án của Payne được đánh giá là "luận án tiến sĩ xuất sắc nhất từng được viết trong lĩnh vực thiên văn học". Tuy nhiên, phải mất 5 năm sau đó khám phá của bà mới được chấp nhận rộng rãi, khi nhà khoa học Henry Norris Russell công bố kết quả tương tự.

9. Nettie Stevens

Nettie Stevens

Nettie Stevens, tiến sĩ di truyền học người Mỹ, là người đầu tiên khám phá tầm quan trọng của nhiễm sắc thể Y trong việc xác định giới tính của một loài nhất định. Giới khoa học trước đó cho rằng, mẹ và các yếu tố môi trường xác định giới tính của một người.

Trong mắt nhiều người, Stevens chỉ là người làm việc cho nhà khoa học nổi tiếng Thomas Morgan, trong khi hầu hết các phát hiện của bà đều được thực hiện độc lập. Thomas Morgan mới đầu bác bỏ những suy nghĩ của Stevens về nhiễm sắc thể Y, nhưng sau đó công nhận phát hiện trên vào năm 1905.

9. Irene Curie-Joliot

Nhà hóa học Irene Curie-Joliot

Nhà hóa học Irene Curie-Joliot là con gái của nhà khoa học Marie Curie đã theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học từ cha mẹ. Theo đó, Irene Curie-Joliot từng nhận giải Nobel về hóa học vào năm 1935.

10. Jane Goodall

Nhà linh trưởng học Jane Goodall

Nhà linh trưởng học người Anh nổi tiếng thế giới Jane Goodall đã dành hơn 50 năm sống trong rừng với tinh tinh trong những cánh rừng nguyên sinh ở châu Phi. Bà còn được biết đến với tên gọi "hiệp sĩ rừng xanh" khi dành cả tuổi thanh xuân của mình để nghiên cứu về loài linh trưởng này.

11. Barbara McClintock

Nhà di truyền học Barbara McClintock

Nhà di truyền học Barbara McClintock vinh dự được nhận giải Nobel Sinh học năm 1983 và trở thành người phụ nữ tại Mỹ đầu tiên nhận được giải thưởng khoa học danh giá này. Bà đã có nghiên cứu mang tính đột phá về bộ gene cây ngô. Theo bà McClintock, bộ gene của ngô không phải cố định. Nó có rất nhiều sự thay đổi qua các đời khác nhau, trong đó chưa kể đến các đột biến.

12. Hypatia

Nhà khoa học Hypatia

Nhà khoa học Hypatia của Hy Lạp có nhiều thành tựu nổi trội trong lĩnh vực vật lý và thiên văn học. Bà được tôn vinh như một vị thánh của khoa học khi sinh sống vào thời điểm xã hội không khuyến khích phụ nữ đi học cũng như đề cao, kỳ vọng họ trở thành nhà khoa học, nhà toán học. Bà là con gái nhà toán học và triết học nổi tiếng ở Alexandria nên được cha truyền dạy kiến thức.

13. Maria Mitchell - Nhà nữ thiên văn học đầu tiên

Maria Mitchell (1818 - 1889) là nhà nữ thiên văn học tài năng người Mỹ.

Mitchell tìm thấy một sao chổi sau này được đặt theo tên bà
Mitchell tìm thấy một sao chổi sau này được đặt theo tên bà - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Đầu thế kỷ 19, người dân ở Nantucket, bang Massachusetts (Mỹ) thường đặt những chiếc kính thiên văn lớn để theo dõi thuyền bè. Cô gái trẻ Maria Mitchell đã tò mò dùng những chiếc kính này quan sát vị trí các chòm sao và tìm mối liên kết với các hiện tượng khí tượng thủy văn, đem lại ích lợi cho người đi biển.

Đến năm 1847, cô cùng cha mình thiết kế một đài quan sát nghiệp dư để thỏa đam mê vũ trụ. Tối 1-10-1847, Mitchell - khi đó 29 tuổi - tình cờ quan sát được một ngôi sao có hình dáng lạ và đặt tên là sao chổi 1847 VI. Để tri ân bà, ngôi sao còn được giới thiên văn gọi là "sao chổi Mitchell".

Năm 1865, bà đảm nhận vị trí chuyên gia nghiên cứu vũ trụ tại Trường Vassar College, trở thành nhà nữ thiên văn học chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới.

Với những đóng góp của mình, năm 1848, bà được vua Frederick VII (Đan Mạch) trao tặng huân chương vàng có khắc dòng chữ "Non Frustra Signorum Obitus Speculamur et Ortus", nghĩa là "Quan sát những vì sao mọc rồi lặn không phải là điều vô nghĩa".

14. Marie Tharp - Vẽ bản đồ đáy biển

Marie Tharp và công trình vẽ bản đồ đáy biển Đại Tây Dương nổi tiếng
Marie Tharp và công trình vẽ bản đồ đáy biển Đại Tây Dương nổi tiếng - (Ảnh: GETTY IMAGES)

Nhà khoa học Marie Tharp (1920-2006) nổi tiếng với công trình vẽ lại bản đồ địa hình đáy biển Đại Tây Dương.

Thời của bà, phụ nữ thường ít được cho phép tiếp xúc với nghiên cứu thực nghiệm dưới đại dương, Marie Tharp phải nghiên cứu hàng trăm dữ liệu từ các đồng nghiệp và nhờ hệ thống siêu âm để có thể đưa ra bản đồ mô tả địa hình đáy Đại Tây Dương với độ chính xác trên 90%.

Khi nghiên cứu, bà nhận ra những thung lũng dưới đáy đại dương thường nằm ở nơi hoạt động mạnh của các mảng kiến tạo của vỏ Trái đất. Do đó, những thung lũng này là bằng chứng cho thấy 2 mảng kiến tạo gần nhau thường tác động nhau tạo thành nhiều dạng địa hình mới.

Ban đầu, lý thuyết này của bà bị nhiều đồng nghiệp bác bỏ, nhưng sau đó giới khoa học công nhận bà là một trong những người có công trong việc bổ sung vào thuyết trôi dạt lục địa hiện đại.

15. Elacta Johnson - 7 lần đi vòng quanh thế giới

Bà Elacta Johnson
Bà Elacta Johnson là tác giả của nhiều quyển sách ghi lại hành trình thám hiểm đường biển của mình - (Ảnh: GETTY IMAGES)

Elacta Johnson (1909-2004) là một trong những phụ nữ di chuyển đường biển nhiều nhất thế giới. Năm 1932, sau khi kết hôn, bà cùng chồng bắt đầu những chuyến hải trình cùng nhau. Ước tính, bà đã 7 lần đi thuyền vòng quanh thế giới cùng nhiều lần thám hiểm biển Baltic, xuôi dọc sông Nile…

Thông thường, gia đình di chuyển trên biển trong khoảng 18 tháng qua gần 120 cảng biển, rồi dành 18 tháng tiếp theo ở đất liền. Mỗi lần di chuyển, bà cùng chồng tổ chức những đợt huấn luyện cho các thủy thủ trở thành nhà thám hiểm. Ngoài ra, bà còn viết văn, làm phim ghi lại những câu chuyện trong chuyến hải trình của mình.

Năm 2005, bà qua đời ở tuổi 95. Ước tính thời gian đi biển của bà gấp 2 lần quãng đường từ Trái đất đến Mặt trăng.

16. Dickey Chapelle (1919-1965) - nữ phóng viên đưa tin về chiến tranh ở Việt Nam

Dickey Chapelle là phóng viên đưa tin trong Chiến tranh Việt Nam, nữ phóng viên chiến trường Mỹ đầu tiên thiệt mạng trong trận chiến.

Năm 1959, Dickey Chapelle chuẩn bị nhảy khỏi một tòa tháp. Nữ phóng viên chiến trường lừng lẫy lần đầu tiên nhảy dù ở độ tuổi 41 cùng Sư đoàn 101 của Quân đội Hoa Kỳ tại Kentucky. Bà cảm thấy sợ, nhưng nỗi sợ không bao giờ tồn tại lâu đối với Chapelle. Bà tuyên bố nhảy dù là một trong những điều tuyệt vời nhất mà người ta có thể trải nghiệm trong đời.

Vào lúc đó, Chapelle đã viết về hàng chục cuộc xung đột, gồm cả trong Thế chiến thứ hai. Bà từng bị bỏ tù trong cuộc nổi dậy ở Hungary và là nhà báo đầu tiên được phiến quân Algeria công nhận. Fidel Castro gọi bà là “cô người Mỹ nhỏ bé lịch sự có dòng máu hổ chảy trong huyết quản”. Sau một đợt huấn luyện khắc nghiệt, bà trở thành người phụ nữ duy nhất tại thời điểm đó được nhảy dù với lính nhảy dù trong trận chiến tại Việt Nam.

Dickey Chapelle đã đi qua hàng chục trận đánh trong Chiến tranh Việt Nam
Dickey Chapelle đã đi qua hàng chục trận đánh trong Chiến tranh Việt Nam, cuối cùng bà bỏ mạng trong một đợt hành quân ở Chu Lai. (Ảnh: George F. Mobley).

Ghim phù hiệu lính nhảy dù Việt Nam và phù hiệu lính nhảy dù của quân đội Hoa Kỳ vào chiếc mũ bụi bặm của mình, bà mạo hiểm tới những nơi các phóng viên khác không dám bén gót. Tuy sự hiện diện của bà là một điều kì lạ, nó cũng không đem lại cho bà bất kì đối xử đặc biệt nào. Sau này, bà đặt tên cho cuốn tự truyện của mình theo những câu nói mà bà thường nghe trên chiến trường: “Phụ nữ làm gì ở đây vậy?”.

“Không đời nào chiến tranh lại là nơi không dành cho phụ nữ”, Chapelle nói trong một cuộc phỏng vấn. Năm 1962, Chapelle trở thành người phụ nữ thứ hai nhận Giải thưởng Báo chí George Polk - giải thưởng cao quý tôn vinh lòng dũng cảm phi thường nơi bà. Bà đã chứng kiến nhiều trận đánh ở Việt Nam hơn bất kỳ người Mỹ nào khác. Bà tham gia tổng cộng 17 cuộc chiến. Nhưng mọi thứ đã kết thúc tại đó.

Dickey Chapelle đang tác nghiệp giữa cao điểm của trận chiến tại Việt Nam
Dickey Chapelle đang tác nghiệp giữa cao điểm của trận chiến tại Việt Nam. (Ảnh: Nat Geo Image Collection).

Vào ngày 4/11/1965, khi Chapelle đang làm nhiệm vụ gần thành phố ven biển Chu Lai, bà bị trúng đạn vào cổ. Bà qua đời trên một chiếc trực thăng và trở thành nữ phóng viên Mỹ đầu tiên hy sinh trong trận chiến. Nhiều năm sau, các nhà báo khác đưa tin rằng sư đoàn lính nhảy dù của Việt Nam vẫn còn nhớ về người phụ nữ nhỏ bé, ăn nói bỗ bã từng nhảy dù chung với họ.

17. Harriet Chalmers Adams (1875-1937)

Nữ nhà báo đầu tiên đến thăm các chiến hào Pháp trong Thế chiến I; Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội các nhà Nữ địa lý.

Vào những năm 1880, rất lâu trước khi trở thành nữ thám hiểm vĩ đại nhất thời đại của mình, cô bé Harriet Chalmers tám tuổi đã băng qua Sierra Nevada (một dãy núi phía tây Hoa Kỳ) trên lưng ngựa cùng cha. Năm 24 tuổi cô kết hôn với Franklin Pierce Adams và họ đã có chuyến du hành 64.370 km đến Mỹ Latin bằng ngựa, xuồng, xe lửa và… đi bộ.

Bà Adams đặt ra sứ mệnh đi đến mọi quốc gia đã hoặc đang là thuộc địa của Tây Ban Nha và lần lại dấu vết của Christopher Columbus từ châu Âu đến châu Mỹ. Bà đi qua châu Á và tham dự lễ đăng quang hoàng đế Haile Selassie của Ethiopia. Trong Thế chiến thứ nhất, bà là nữ nhà báo đầu tiên được phép chụp ảnh các chiến hào Pháp - nơi bà lưu lại trong nhiều tháng.

Harriet Chalmers Adams
Harriet Chalmers Adams đã dành cả cuộc đời của mình để khám phá thế giới và là người đóng góp rất nhiều cho National Geographic trong 50 năm đầu tiên của lịch sử tờ báo này. Ảnh: Alamy Stock Photo.

Adams không phải nhà địa lý được đào tạo chuyên nghiệp và chưa từng học đại học, nhưng những bức ảnh màu và phong cách du lịch mạo hiểm của bà đã khiến bà nhận được hàng tá lời mời nói chuyện trên khắp thế giới - thường là từ các tổ chức chưa từng mời phụ nữ trước đây. Bà là phụ nữ Mỹ thứ ba được đề nghị gia nhập Hiệp hội Địa lý Hoàng gia ở Anh.

Đàn ông “luôn lo sợ rằng sẽ có vài phụ nữ mạo phạm vào những cuộc thảo luận linh thiêng của họ, nên họ thậm chí không cho phép phụ nữ bước vào nơi diễn ra những câu lạc bộ đó, chứ đừng nói cho phép họ tham dự những cuộc họp mà có thể có lợi cho đôi bên,” Adams từng nói.

Và thế là một số nhà thám hiểm nữ quyết định thành lập câu lạc bộ của riêng họ. Năm 1925, Hiệp hội các Nhà địa lý nữ ra đời với Adams là chủ tịch đầu tiên. Bà giữ chức vụ cho đến khi chuyển đến Pháp vào năm 1933 và qua đời bốn năm sau đó ở tuổi 61.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận