Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Chú thích ảnh
Nhà khoa học trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Depositphotos.com

Thuốc trừ sâu hóa học truyền thống nhằm mục đích ức chế và tiêu diệt mầm bệnh. Thông thường, đây là những chất có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính cây trồng. Chúng cũng gây ô nhiễm môi trường và độc hại đối với con người. Do đó, hiện nay, nhu cầu tạo ra thuốc trừ sâu sinh học an toàn hơn cho môi trường và cây trồng, không chỉ có khả năng chống lại mầm bệnh mà còn tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cây trồng đang ngày càng tăng.

"Nhiều loại thuốc trong số đó hiện đang được phát triển để có thể tạo thành phức hợp với các chất hữu ích khác, ví dụ như chất kích thích sinh trưởng, không chỉ tiêu diệt mầm bệnh, mà còn kích thích cây trồng cho năng suất cao hơn. Đồng thời, điều quan trọng là chúng phải có hiệu quả tương đương với các sản phẩm bảo vệ thực vật truyền thống", ông Andrey Shcherban, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, người đang thử nghiệm hiệu quả của Novokhizol, một loại thuốc trừ sâu do các nhà khoa học tại Viện Hóa học Hữu cơ mang tên N. Vorozhtsov Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga phát triển, cho biết.

Cách thức tiến hành thử nghiệm

Trong quá trình nghiên cứu thực địa, các nhà khoa học đã đánh giá việc xử lý thuốc trừ sâu trên một cây mẫu (trong trường hợp này là lúa mì) ở các giai đoạn phát triển khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến năng suất và khả năng kháng bệnh của cây. Đồng thời, tác dụng kết hợp của Novokhizol với chiết xuất địa y, vỏ cây thông Siberia và các loại khác, cũng có đặc tính bảo vệ nhưng khó tan trong nước, gây trở ngại cho việc sử dụng, đã được nghiên cứu.

"Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng Novokhizol kết hợp với các tác nhân khác mang lại hiệu quả kết hợp. Giờ đây, các nhà khoa học phải lựa chọn những sự kết hợp tối ưu nhất, vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí và dễ sản xuất", Viện Tế bào học và Di truyền học thuộc Chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết.

Đồng thời, trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã mô tả một số cơ chế bảo vệ của cây trồng, hoạt động này được kích hoạt thông qua việc xử lý bằng thuốc trừ sâu. Cụ thể, Novokhizol làm tăng sự tích tụ các thụ thể đặc biệt trên bề mặt tế bào thực vật, phản ứng với chitin trong vỏ nấm và gây ra phản ứng miễn dịch với tác nhân gây bệnh. Novokhizol cũng thúc đẩy sự tích tụ hydrogen peroxide trong các mô bị nhiễm bệnh, từ đó tiêu diệt nấm.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy Novokhizol có thể được coi là một phương tiện đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng. Và việc hiểu được cơ chế hoạt động của nó mở ra cơ hội tạo ra các chế phẩm phức hợp hiệu quả hơn dựa trên nó", viện khoa học lưu ý.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận