'Thế giới ngầm' sau vỏ Trái đất, nơi có những ngọn núi cao gấp 5 lần 'nóc nhà' Everest

'Thế giới ngầm' sau vỏ Trái đất, nơi có những ngọn núi cao gấp 5 lần 'nóc nhà' Everest

Chú thích ảnh
Ảnh mô phỏng sóng địa chấn từ các trận động đất ở Nam bán cầu được phản hồi tại cấu trúc ULVZ dọc theo ranh giới lõi - lớp phủ của Trái đất. Ảnh: Đại học Arizona

Một "thế giới" bí ẩn gồm những ngọn núi cao gấp 5 lần đỉnh Everest nằm giữa lớp phủ và lõi của Trái đất sâu dưới lòng đất.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một lớp địa chất phức tạp được tạo thành từ mảng đại dương cổ đại, nhiều khả năng đã bị chính lớp lõi Trái đất hút chìm từ bề mặt vào bên trong.

"Thế giới" đáy đại dương cổ đại này, nằm ở độ sâu khoảng 3.200 km, có những điểm cao từ 5 km đến hơn 40 km, cao gấp 5 lần "nóc nhà" Everest của thế giới, tạo nên những ngọn núi hùng vĩ.

Theo dữ liệu nghiên cứu gần đây nhất được công bố trên tạp chí Science Advances, "thế giới" này có thể là vùng vận tốc cực thấp (ULVZ), được biết đến là đáy đại dương cổ đại hình thành sau quá trình hút chìm dưới lòng đất từ lâu.

Khi đi qua các cấu trúc dày đặc hơn phần đá nóng điển hình của lớp phủ, vận tốc sóng địa chấn chậm lại, đó là lý do tại sao khu vực này được gọi là vùng vận tốc cực thấp.

Về cơ bản, lớp đáy đại dương được ép vào bên trong lõi của hành tinh, nơi hai mảng kiến tạo gặp nhau và mảng này trượt xuống bên dưới mảng kia.

Mặc dù ULVZ không phải là một ý tưởng mới đối với khoa học, nhưng cho đến tận bây giờ, nó chỉ mới được phát hiện ở các mảng bị cô lập.

Bằng cách sử dụng phương pháp ghi chép sóng âm dội lại từ hàng rào lõi, lớp phủ của Trái đất, nhóm nhà khoa học do Đại học Alabama (Mỹ) dẫn đầu đã lần đầu tiên khám phá được một khu vực quan trọng ở Nam bán cầu.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận