Thí nghiệm trên cậu bé 8 tuổi chính là khởi nguồn của phát minh vắc xin

Thí nghiệm trên cậu bé 8 tuổi chính là khởi nguồn của phát minh vắc xin

Vắc xin, từ khi được khám phá và sử dụng, đã bảo vệ chúng ta khỏi những dịch bệnh khủng khiếp, tưởng chừng như vô phương cứu chữa, do đó, đây là một trong những phát kiến vĩ đại nhất của nhân loại.

Tuy nhiên, ít ai biết về thí nghiệm khá kinh dị về việc tìm ra vắc xin, chuyện này đã xảy ra 220 năm trước đây, vào ngày 14 tháng 5 năm 1976.

Bạn có biết rằng Vắc xin (Vaccine) có nguồn gốc từ "Variolae vaccinae", nghĩa là bệnh đậu mùa của bò trong tiếng latinh.

Từ này được đưa ra bởi bác sĩ người Anh Edward Jenner, để mô tả hiện tượng những người đã nhiễm bệnh đậu mùa ở bò (cowpox) trước đó sẽ có sức đề kháng trước bệnh đậu mùa (smallpox).

Bác sĩ Edward Jenner.
Bác sĩ Edward Jenner.

Bác sĩ Edward Jenner không phải là người đầu tiên khám phá ra cơ chế của vắc xin, nhưng khám phá của ông đã đặt nền móng cho lĩnh vực miễn dịch học, đẩy lui được dịch bệnh đậu mùa, một trong những đại dịch nghiêm trọng nhất của loài người.

Là một bác sĩ làm việc trong thời kỳ bệnh đậu mùa hoành hành với mức độ khủng khiếp ở khắp mọi nơi, ông nhận thấy rằng, thường xuyên có một câu chuyện với mô-típ lặp đi lặp lại ở các vùng nông thôn rằng những người nông dân vắt sữa bò bị lây bệnh đậu mùa ở bò (một loại bệnh có biểu hiện tương tự như bệnh đậu mùa, nhưng nhẹ hơn) sẽ có khả năng đề kháng lại bệnh đậu mùa.

Từ câu chuyện đó và thực tế quan sát thấy được, bác sĩ Edward Jenner nghĩ về khả năng việc nhiễm bệnh đậu mùa ở bò có thể không chỉ mỗi bảo vệ ai đó khỏi bệnh đậu mùa, khả năng đề kháng này có thể được truyền từ người qua người.

Để kiểm chứng suy nghĩ đó của mình, vị bác sĩ này đã làm một cuộc thí nghiệm ngay trên cơ thể người sống, một việc không phù hợp với quy chuẩn đạo đức y học ngày nay.

Ông ta đã chích dịch từ vết loét do bệnh đậu mùa bò của Sarah Nelms, một cô gái, lấy dịch đó tiêm lên cánh tay một cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh. Chưa từng bị lây nhiễm bởi bệnh đậu mùa bò hay đậu mùa trước đó.

Cậu bé ngay lập tức phát bệnh, ốm và sốt chỉ một thời gian ngắn sau đó. Chín ngày sau, bệnh tấn công cậu bằng cảm giác ớn lạnh trên toàn cơ thể, làm cậu mất cảm giác thèm ăn. Nhưng sang đến ngày thứ mười thì bệnh tình đã dần biến chuyển, các triệu chứng dần biến mất.

Cuộc thử nghiệm tìm ra vắc xin chữa bệnh đậu mùa.
Cuộc thử nghiệm tìm ra vắc xin chữa bệnh đậu mùa.

Hai tháng sau, ông làm một cuộc kiểm tra nữa để đối mặt với "khoảnh khắc của sự thật", tiêm cho cậu bé dịch từ vết loét của người nhiễm bệnh đậu mùa.

Đúng như dự đoán của bác sĩ, cậu bé này đã có sức đề kháng trước căn bệnh đậu mùa, không bao giờ bị lây nhiễm lại một lần nữa.

Bạn đọc còn nhớ nỗi sợ hãi của mèo Tom như thế nào trước bệnh đậu mùa chứ?
Bạn đọc còn nhớ nỗi sợ hãi của mèo Tom như thế nào trước bệnh đậu mùa chứ?

Thí nghiệm này cung cấp cho chúng ta thấy bằng chứng thuyết phục về việc tạo ra sức đề kháng trước một loại bệnh cho cơ thể bằng cách làm tiêm nhiễm trước một liều lượng nhỏ, không gây hại của mầm bệnh, đó chính là nguyên lý hoạt động cơ bản của vắc xin.

Tuy rằng cách thực hiện nó khá là kinh dị và không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của y khoa hiện đại, nhưng việc khám phá ra cơ chế của vắc xin đã cứu được hàng triệu triệu mạng người khỏi những đại dịch kinh khủng. Vậy những thử nghiệm đi ngược lại quy chuẩn như thế có nên được tiến hành không? Cho đến bây giờ người ta vẫn thắc mắc điều đó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận phương pháp sử dụng vắc xin cho đến nay vẫn là cách phòng chống các dịch bệnh hiệu quả nhất chúng ta có được.

Và nó bắt nguồn từ một sự liều lĩnh như vậy.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận