Bệnh lậu lây truyền hàng thế kỷ do sex không an toàn

Bệnh lậu lây truyền hàng thế kỷ do sex không an toàn

WHO ước tính trung bình mỗi năm có 78 triệu người bị , có thể lây sang bộ phận sinh dục, trực tràng, cổ họng...

Thạc sĩ Nguyễn Văn Học, Phòng khám Nam học - Tình dục, Khoa Tiết niệu Nam học, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết lậu là bệnh truyền qua đường tình dục do vi trùng Neisseria gonorrhoeae. Bệnh này đã hiện diện hàng thế kỷ qua, thậm chí được đề cập trong Kinh thánh, tuy nhiên đến nay tỷ lệ lây nhiễm vẫn ở mức cao.

Thống kê tại Mỹ cho thấy lậu là nhiều thứ hai ở nước này. Trong những năm 1980 và 1990, nhờ sự gia tăng ý thức cộng đồng về bệnh tình dục mà tỷ lệ bệnh lậu giảm 10% mỗi năm. Tỷ lệ này không thay đổi đến năm 1996, sau đó lại tiếp tục gia tăng.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới , 78 triệu người mắc bệnh lậu mỗi năm trên toàn cầu. Con số này được dự báo tiếp tục gia tăng do vấn nạn quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh xảy ra phổ biến ở người trẻ tuổi, đặc biệt độ tuổi từ 15 đến 24. Đàn ông mắc lậu nhiều hơn phụ nữ, song tỷ lệ này ngày càng thu hẹp nhờ chương trình tầm soát bệnh lậu cho phụ nữ.

Một biến chứng hiếm gặp của lậu là nhiễm lậu toàn thân.
Một biến chứng hiếm gặp của lậu là nhiễm lậu toàn thân. (Ảnh minh họa: Menshealth).

Tùy vào vị trí tiếp xúc với nguồn bệnh có thể dẫn đến nhiễm lậu ở bộ phận sinh dục, niệu đạo, hậu môn, trực tràng, miệng hay cổ họng. Triệu chứng của bệnh thường biểu hiện trong vòng 5 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Tuy nhiên thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ một đến 14 ngày.

Bệnh nhân nhiễm lậu thường bị đau và rát khi tiểu tiện, đại tiện, có mủ chảy ra từ dương vật hoặc hậu môn. Nhiễm ở miệng thì gây đau họng. Lậu không điều trị sẽ lây lan đến các vị trí khác của đường sinh sản, gây viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt cấp hoặc mạn tính, hẹp niệu đạo và nhiễm trùng tiểu.

Một biến chứng hiếm gặp của lậu là nhiễm lậu toàn thân. Triệu chứng điển hình là các nốt ban nổi trên da, đau khớp cổ tay và khớp bàn tay, ít biểu hiện triệu chứng ở bộ phận sinh dục.

Ở phụ nữ, cổ tử cung và âm đạo là hai nơi chính bị ảnh hưởng bởi vi trùng lậu, song hầu hết không biểu hiện triệu chứng. Chính vì vậy, nữ giới thường chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị, dễ lây nhiễm cho người khác. Nhiễm lậu lâu ngày sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm vùng chậu, viêm vòi trứng dẫn đến vô sinh, tăng nguy cơ nhiễm HIV. Ở nữ triệu chứng thường gặp là ra huyết trắng đục, tiểu nhiều lần, chảy máu âm đạo giữa hai kỳ kinh.

Vi trùng lậu phát triển tốt ở môi trường ẩm của vùng sinh dục, họng, hậu môn, miệng. Các chuyên gia cảnh báo thói quen oral sex (quan hệ tình dục đường miệng) dễ gây nhiễm lậu ở họng. Thống kê ghi nhận phụ nữ bị nhiễm lậu ở họng nhiều hơn nam giới. Các triệu chứng khác như đau bụng dưới, hoặc đau khi giao hợp ở nữ có thể là dấu hiệu của biến chứng. Khác với nam giới, phụ nữ có thời gian ủ bệnh ngắn hơn và triệu chứng không xuất hiện hàng tháng sau khi nhiễm.

Nếu phụ nữ nhiễm lậu trong lúc mang thai sẽ tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Vi trùng lậu truyền từ mẹ đến con trong lúc sinh gây nguy hiểm cho đứa bé như sảy thai, mù mắt, viêm khớp, nhiễm trùng máu. Điều trị cho bé ngay sau sinh sẽ làm giảm nguy cơ. Nguy cơ truyền từ mẹ bị nhiễm sang con là 30% đến 47%.

Hiệp đoàn bác sĩ Mỹ khuyến cáo tất cả phụ nữ dưới 25 tuồi, người có hoạt động tình dục, phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao do có nhiều bạn tình, người mới có bạn tình, đang mang thai... nên đi tầm soát bệnh lậu.

Bệnh lậu có thể phát hiện bằng cách khám dịch niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, họng, cấy dịch hoặc nhuộm dịch. Kết quả có sau từ một đến hai tuần với độ chính xác từ 90% đến 95%. Hiện nay có xét nghiệm nước tiểu tầm soát lậu rất dễ thực hiện, cho kết quả sau khoảng 20 phút. Xét nghiệm này chi phí cao hơn nhưng giúp điều trị tốt và phòng tránh lây lan lậu hiệu quả hơn.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu hay (lậu mủ) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu trên thế giới, do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.

Bệnh lậu có thể lan truyền từ người này qua người khác thông qua đường miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Nam giới có 20% khả năng mắc bệnh trong 1 lần giao hợp với nữ giới mắc bệnh. Phụ nữ có khoảng 60–80% khả năng mắc bệnh trong 1 lần giao hợp với nam giới mắc bệnh. Tỉ lệ lây bệnh cao hơn đối với quan hệ tình dục đồng giới nam.

Người mẹ mắc bệnh trong khi mang thai có thể lây truyền qua con. Bệnh không lây truyền nếu chỉ đơn thuần sử dụng chung phòng tắm hoặc phòng vệ sinh mà không tiếp xúc với bệnh phẩm.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận