Dù thích ăn mứt Tết tới mấy bạn cũng nhất định phải nắm rõ những điều này!

Dù thích ăn mứt Tết tới mấy bạn cũng nhất định phải nắm rõ những điều này!

Mứt là một món ăn truyền thống của người dân Việt Nam, không chỉ là vật chất mà còn về mặt tinh thần. Dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng liệu có nên ăn nhiều mứt hay không?

Mứt Tết là món ăn cổ truyền của Việt Nam, mang trong mình tinh hoa văn hoá hướng về nguồn cội. Một hộp mứt Tết “chất lượng” là phải có khoảng chục loại hương vị khác nhau, màu sắc phải hài hoà, bao bì phải bắt mắt, hấp dẫn. Thế những đã bao giờ bạn tự hỏi, liệu trong hộp mứt ấy có bao nhiêu giá trị dinh dưỡng không?

Ban đầu, mứt chỉ xuất hiện với những loại quả thông thường tại Việt Nam như bí đao, dừa, táo, chuối, gừng, quất,… Thế nhưng, theo sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của thị trường, ngày nay chúng ta có thể dễ dàng tìm được đủ loại mứt lạ lẫm như: khoai lang, bí đao, cà chua, gừng... đến quả như hồng, đào, lê, me, mận, táo, dâu, kiwi... Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Dinh dưỡng, mứt chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như đường bột, protein, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất, chất chống lão hóa. Đặc biệt là các nhóm hóa thực vật có tác dụng chống oxy hóa tế bào, tăng cường lợi gan, thải độc cho cơ thể.

Mứt Tết là món ăn cổ truyền của Việt Nam
Mứt Tết là món ăn cổ truyền của Việt Nam.

1. Giá trị dinh dưỡng giảm

Hoa quả luôn có riêng cho mình những vitamin và khoáng chất khác nhau, đa phần đều có lợi cho sức khoẻ. Nhưng trải qua quá trình chế biến với nhiệt độ cao và thời gian quá dài sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng ấy bị biến đối hoặc biến mất.

Ví dụ như cà chua, cà rốt, táo, mận… có hàm lượng vitamin A và C cao nhưng do tác dụng của nhiệt nên đã mất đi hoàn toàn. Cũng vì thế mà đôi khi mứt đến tay chúng ta chỉ còn là những “cái xác không hồn” – tuy vẫn giữ được hương vị và màu sắc nhưng các chất dinh dưỡng đã không còn.

2. Lượng đường quá cao

Theo Ths. Bs Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì mứt bí, mứt dừa,... là những thức ăn có nhiều đường, sẽ làm đường máu tăng nhanh, chỉ nên ăn (1-2 miếng/ngày).

Công thức của mứt thường chứa rất nhiều đường, do đường có tác dụng khử những vị như chát, chua… để món mứt trở nên hài hoà hơn và có thể bảo quản lâu hơn.

Nhưng đường thì chỉ tạo ra năng lượng cho cơ thể là chính, chứ không cung cấp dưỡng chất nhiều, vậy nên ăn mứt thường xuyên sẽ khiến cơ thể thiếu chất. Không những thế, lượng đường trong mứt cũng là một trong những “ác nhân” khiến chị em tăng cân sau dịp Tết.

Những người tiểu đường, đường huyết cao nên hạn chế ăn mứt
Những người tiểu đường, đường huyết cao nên hạn chế ăn mứt.

3. Gây đầy bụng

Ăn mứt nhiều cũng dễ khiến đầy bụng, làm mất cảm giác đói, từ đó những bữa ăn chính chúng ta sẽ ăn ít đi, khiến cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu.

Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người , đường huyết cao nên hạn chế ăn mứt để tránh việc bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Phụ nữ có thai, người già và trẻ nhỏ cũng nên cân nhắc khi ăn mứt. Hãy ăn vừa đủ để tận hường vị Tết, nhưng không “tham” mà gặp phải những vấn đề về sức khoẻ.

Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất, nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi. Vì vậy mứt không tốt cho người già, trẻ em và phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ; không nên ăn nhiều hoặc thay thế các thực phẩm khác.

Tóm lại, mứt vẫn là một món quà tinh thần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến. Tuy nhiên khi lựa chọn cho gia đình và bạn bè những hộp mứt Tết, chị em phải đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Hãy chọn sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, thông tin đầy đủ, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng.

Cách bảo quản mứt ngày Tết

Mứt Tết thường chứa nhiều đường nên cần bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ thấp
Mứt Tết thường chứa nhiều đường nên cần bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ thấp.

Các loại mứt dùng trong ngày Tết muốn giữ được lâu nên cho mứt vào trong một hũ thủy tinh rồi đổ một lớp đường trắng lên trên sẽ đảm bảo được mứt giữ mùi thơm ban đầu và không bị chảy nước, vì đã có lớp đường ở trên hút ẩm.

Mứt Tết thường chứa nhiều đường nên cần bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ thấp. Tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp, những nơi nóng khiến mứt bị chảy nước, mềm, mất độ giòn thơm.

Tuyệt đối không bảo quản mứt trong ngăn đá của tủ lạnh, vì khi chúng ta lấy ra sử dụng nhưng dễ làm hỏng mứt, mứt sẽ bị chảy nước khi đưa ra ngoài môi trường làm cho vi khuẩn xâm nhập khi ăn vào dễ gây ngộ độc.

Đối với những loại mứt đã được dọn ra ăn còn lại nên đậy kín sau khi dùng. Tuyệt đối tránh đổ mứt ăn thừa vào với những túi mứt chưa sử dụng để tránh bị hư hỏng.

Chú ý “mứt Tết 3 không”

Năm nào cũng vậy, sắp đến tết nguyên đán, vấn đề bánh mứt kẹo lại được bàn tán sôi nổi. Đây là mặt hàng rất đa dạng nên các cơ quan chức năng cũng rất khó kiểm soát về chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng.

Mối nguy hại cho sức khỏe từ những sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do nhập khẩu từ Trung Quốc hay từ những cơ sở sản xuất thủ công mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu chế biến, hay tiềm ẩn dùng các loại phụ gia không được phép sử dụng trong ngâm, tẩm ướp hay tạo mầu sắc bắt mắt… đã khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

Dù thích ăn mứt Tết tới mấy bạn cũng nhất định phải nắm rõ những điều này!
"Mứt tết ba không" có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm. (Ảnh minh họa).

Dù các cơ quan chức năng và các chuyên gia thị trường đã và đang phối hợp thanh kiểm tra chặt chẽ các mặt hàng mứt Tết. Nhưng thực tế “mứt ba không” (Không nhãn mác nguồn gốc, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng), vẫn len lỏi đi vào thị trường, và được bán ở khắp nơi.

Những loại mức này có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm, do cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, nơi phơi nguyên liệu bụi bẩn, thùng xô chậu ngâm mứt cáu bẩn, rồi các loại phụ gia không được phép sử dụng như: hóa chất tẩy trắng, phẩm mầu, đường hóa học, hàn the… đều có nguy cơ độc hại với sức khỏe.

Một số cơ sở sản xuất không hợp vệ sinh, có thể gây nhiễm khuẩn, làm phát sinh một số bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Quá trình bảo quản không đạt tiêu chuẩn dễ sinh nấm mốc làm ảnh hưởng hại nhiều cho sức khỏe hơn là có lợi.

Vì thế, nếu không quá bận rộn, mỗi gia đình có thể tự chế biến mứt cổ truyền cho ngày tết, vừa đảm bảo ATTP vừa giữ được hương vị ngày tết và chị em lại thêm được dịp nữ công gia chánh “khéo tay, hay làm”. Hoặc các mẹ nên chọn mứt của Việt Nam nhưng được chế biến bởi các công ty lớn, có thương hiệu, có nhãn mác đầy đủ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận