Giza: Kim tự tháp duy nhất có 8 mặt

Giza: Kim tự tháp duy nhất có 8 mặt

Năm 1940, một phi công của Anh đã chụp hình được một trong những đặc điểm độc đáo nhất của Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Bức ảnh cho thấy kim tự tháp thực sự có 8 mặt chứ không phải 4.

Giza: Kim tự tháp duy nhất có 8 mặt

Góc chụp tại đúng thời điểm với độ sáng phù hợp cho thấy kim tự tháp này là những khối 8 mặt chứ không phải 4 mặt như thường nhìn thấy. (ảnh: Ancient Code)
Hiện tượng này chỉ có thể phát hiện vào lúc bình minh hay hoàng hôn tại, thời điểm xuân phân hay thu phân, khi mặt trời ngả bóng trên Kim tự tháp làm lộ rõ tám mặt, do cấu trúc bề mặt hơi lõm xuống. Điều thú vị ở đây là người kiến tạo ra các đặc điểm này phải có kiến thức hoàn hảo về chu kỳ mặt trời, vốn là một kiến thức cao cấp trong toán học.

Có rất nhiều người biết về 8 mặt của kim tự tháp. Hầu hết cho rằng điều đó được một phi công khám phá lần đầu vào năm 1940, nhưng thật ra nó đã được đề cập tới trong quyển Mô tả về Ai Cập vào cuối thế kỷ 18 bởi ngài William Matthew Flinders Petrie – chủ tịch đầu tiên của khoa Ai Cập học ở Anh Quốc và đã tham gia khai quật nhiều di chỉ quan trọng bậc nhất ở Ai Cập.

Trong quá trình nghiên cứu kim tự tháp, ông Petrie đã nhận thấy ở trung tâm mỗi mặt đều có chỗ lõm vào, và có thể đo đạc được. Chi tiết độc đáo và khá ít người biết này có thể dễ dàng quan sát từ trên không, nhưng trong điều kiện ánh sáng phù hợp, người ta cũng có thể quan sát từ trên mặt đất.

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu và khảo cổ khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có lý giải nào thực sự thuyết phục.

Dưới đây là 1 số giả thuyết được tác giả Martin Isler liệt kê trong tạp chí của Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ ở Ấn Độ (20:1983, pp. 27-32). Bài viết “Bàn về các mặt lõm của Đại Kim tự tháp” đưa ra các lý do sau:

  • Nhằm tạo ra hình cong hướng vào trung tâm, giúp ngăn các mặt bên bị sạt lở.
  • Tảng đá bao ở phần trung tâm sẽ cần phải to hơn, và vì thế sẽ phù hợp hơn để làm mốc cho các tảng đá khác cùng hướng.
  • Nhằm liên kết tốt hơn giữa phần lõi và phần bao ngoài.
  • Vì lý do thẩm mỹ, các mặt lõm sẽ làm cho công trình đẹp mắt hơn.
  • Sau này khi dỡ các tảng đá bao ngoài, chúng sẽ lăn xuống trên các mặt kim tự tháp, gần phía trung tâm hơn là các cạnh.
  • Xói mòn tự nhiên và cát do gió đẩy tới có ảnh hưởng mạnh hơn ở khu vực trung tâm.
Nhưng tất cả các giả thuyết trên đều khó có khả năng xảy ra, vì ngay cả tác giả Isler cũng cho rằng “kim tự tháp đầu tiên như thế nào thì các kim tự tháp khác cũng tương tự.” Ông đưa ra 1 giả thuyết rằng “đó có thể là do phương pháp xây dựng khiếm khuyết” – phầm lõm vào là do nhiều lỗi xây dựng gộp lại mà thành, làm võng hàng đá. Nhưng các giả thuyết này vẫn có vẻ tự mâu thuẫn với nhau, bởi nếu là khiếm khuyết thì nhiều chỗ của kim tự tháp sẽ bị ảnh hưởng chứ không chỉ có phần trung tâm các mặt.

Một số giả thuyết khác cho rằng mặt lõm này có thể đại diện cho 3 độ dài của năm: theo Mặt Trời, theo lịch thiên văn hoặc “bất thường.” Nhưng điều này chưa được chứng minh.


Bản vẽ về chỗ lõm (không theo tỷ lệ)

Bản vẽ về chỗ lõm (không theo tỷ lệ)

Một giả thuyết khá đáng chú ý là của John Williams, ông cho rằng chỗ lõm vào là để giúp kim tự tháp chịu được áp lực cực lớn ở bên trong (điều này có thể làm bạn nhớ tới giả thuyết khá nổi tiếng về việc kim tự tháp là một nhà máy năng lượng).

Các nhà khảo cổ cho rằng Đại Kim tự tháp Giza được xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN làm lăng mộ cho Pha-ra-ông Khufu, nhưng tuyên bố này vẫn chưa được chứng minh, và mục đích xây dựng công trình này vẫn còn đang được tranh luận sôi nổi. Ngày nay, chúng ta được dạy rằng Đại Kim tự tháp Giza là lăng mộ của vua pha-ra-ông nhưng trên thực tế người ta chưa tìm thấy bất kỳ thi thể nào trong kim tự tháp này, nên đây là điều gây tranh cãi.

Có lẽ khi chúng ta có thể nhìn nhận lại về mục đích thực sự của việc xây kim tự tháp, các đầu mối mới trở nên rõ ràng hơn.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận