Hiến kế để TP.HCM phát triển xanh

Hiến kế để TP.HCM phát triển xanh

Tham dự có các chuyên gia, tổ chức chuyên môn, cùng các đại diện Sở, ban ngành, Doanh nghiệp, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam... Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Văn Mãi chủ trì hội nghị.

TP.HCM có thể thương mại hóa tín chỉ các bon từ lĩnh vực giao thông

Tại hội nghị, Ban tổ chức đã giới thiệu 28 dự án TP.HCM đang kêu gọi đầu tư xanh ở các lĩnh vực về công nghệ cao, hạ tầng đô thị…

Đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại TP.HCM cho biết, để huy động nguồn lực cho TP.HCM với mô hình phát triển đô thị theo hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) bên cạnh tính pháp lý, cần xây dựng các yếu tố xanh, bố trí lại dân cư, phát triển cộng đồng dân cư.

Theo JICA , để phát triển TOD thành phố cần nghiên cứu hợp tác với các tỉnh thành xung quanh để phát triển hạ tầng đô thị. Đơn cử như Bình Dương, phía Nhật Bản hợp tác tốt với Becamex Bình Dương hay Nhật Bản hợp tác với TP.HCM và hiện nay TP.HCM đang hoàn thiện tuyến metro số 1 để đưa vào sử dụng.

Ông Phan Ngọc Ánh, Giám đốc Công ty TNHH Năng lượng ALENA, Chủ nhiệm Câu lạc bộ năng lượng mới TP.HCM cho rằng, hiện nay có rất nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến vấn đề giao thông, các phương tiện giao thông cần giải quyết.

Đơn cử, theo báo cáo của Bộ giao thông vận tải, một xe máy di chuyển 10.000km/năm sẽ phát thải 625kg CO2/ năm. Nếu chúng ta chuyển đổi sang 10.000 xe điện/năm sẽ giảm 6250 tấn CO2/năm, nếu chuyển đổi 100.000 xe điện năm giảm 62 triệu tấn CO2/năm. Đây là con số rất lớn với TP.HCM.

Theo đó ông Ánh đề xuất mở trạm sạc cho pin xe điện và xe máy có thể đổi pin mà không cần phải sạc. Các trạm sạc sử dụng điện mặt trời để sạc pin, đảm bảo nguồn điện gốc sử dụng điện sạch 100%.

Hiện công ty ALENA đã cung cấp các chứng nhận chứng chỉ năng lượng tái tạo cho các tập đoàn đa quốc gia, đăng ký các tín chỉ năng lượng tái tạo (REC), tín chỉ CO2 và có thể phối hợp với TP.HCM hay Ngân hàng thế giới để thương mại hóa tín chỉ, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và TP.HCM

Đại diện công ty ALENA bày tỏ mong muốn TP.HCM hỗ trợ cơ chế cung cấp mặt bằng để phát triển các trạm đổi pin và gắn điện mặt trời. Mặt bằng này có diện tích vừa và nhỏ như máy bán nước tự động, giúp TP.HCM chuyển đổi năng lượng xanh, tận dụng để phát triển kinh tế xanh mạnh mẽ.

xanh-tp.hcm.jpg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao đổi cùng khách mời tại hội nghị. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM hành động cụ thể để phát triển xanh

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đánh giá cao ý tưởng giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông. Đồng thời đề nghị ngành Giao thông vận tải thành phố tiếp thu nghiên cứu gặp gỡ nhà đầu tư, xây dựng đề án, tổ chức báo cáo và triển khai thực hiện.

Tại hội nghị TP.HCM giới thiệu trước 26 dự án trong đó có 2 dự án điển hình: Dự án về quản lý ngập của thành phố Thủ Đức cung cấp thêm kinh nghiệm về cách tiếp cận giải quyết vấn đề của từng địa phương cũng như địa phương ở các đô thị khác.

Thứ hai là dự án chương trình carbon thấp - đây là vấn đề có tính chất liên ngành có nhiều điểm mới với Việt Nam cho nên thành phố chọn hai dự án để giới thiệu.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhận xét, nhiều gợi ý như đầu tư xanh, tài chính xanh…là những nội dung thành phố xây dựng đề án thuộc NQ 98 trình cơ quan thẩm quyền và trình Quốc hội có cơ chế cụ thể triển khai các nội dung này.

Đồng thời, hoàn thiện khung chiến lược, chính sách tăng trưởng xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050, cập nhật đầy đủ mục tiêu nhiệm vụ phát triển thành phố theo hướng xanh, bền vững.

Bên cạnh đó, để phát huy kết quả hội nghị, cam kết mạnh mẽ, hành động cụ thể, ông Mãi giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND công tác duy trì phát huy hoạt động của Tổ công tác chung trong giai đoạn hai.

Các sở ngành, địa phương tham gia vào các tổ nhóm công tác chung được yêu cầu chủ động, có trách nhiệm.

Ví dụ sáng kiến chuyển đổi hay xử lý khí thải của phương tiện giao thông, tiến tới chuyển đổi giảm phát thải của xe máy, hay xe buýt trên địa bàn thành phố, xe công ở các cơ quan…Các sở ngành, liên hệ trực tiếp với đối tác các vấn đề liên quan để triển khai có kết quả trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh, TP.HCM tiên phong và chọn các lĩnh vực để thực hiện phát triển xanh.

Chuyển đổi phương tiện giao thông để giảm phát thải là ưu tiên. TP.HCM cũng đã chuẩn bị cho việc phát triển các tòa nhà xanh, phát triển điện áp mái; phức tạp hơn là chuyển đổi năng lượng, vấn đề trao đổi tín chỉ carbon. Đặc biệt, khi Nghị quyết 98 có hiệu lực, thành phố đã đạt được kết quả nhiều hơn so với 5 năm thực hiện nghị quyết 54 trước đây.

"Đây là những vấn đề mới, phức tạp, phải tập trung làm. TP.HCM chưa lúc nào tập trung và khẩn trương như lúc này. Mong rằng với sự tham gia góp ý của các tổ chức, các chuyên gia trong, ngoài nước, sắp tới TP.HCM tiếp tục triển khai tập trung hơn, khẩn trương hơn và có kết quả cụ thể hơn" - ông Mãi nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Văn Mãi chủ trì hội nghị.

World Bank hỗ trợ để TP.HCM trở thành thành phố xanh sạch

World Bank hỗ trợ để TP.HCM trở thành thành phố xanh sạch

(PLO)- Danh mục 28 dự án kêu gọi đầu tư đưa ra tại hội nghị nằm trong mục tiêu hướng đến phát triển xanh của thành phố

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận