Loại vắc xin làm thay đổi thế giới

Loại vắc xin làm thay đổi thế giới

Bại liệt từng là nỗi ác mộng của cả thế giới vào đầu thế kỷ 20, cho đến khi liều vắc xin đầu tiên được phát minh.

Những năm 50 đánh dấu một thập kỷ với hàng nghìn trẻ em tử vong do bệnh bại liệt. Cao điểm, năm 1952, virus bại liệt đã lây nhiễm tới gần 60.000 trẻ tại Mỹ, giết chết 3.000 bệnh nhân. 

Cũng trong năm đó, nhà khoa học Jonas Salk cùng các đồng nghiệp của mình tại Đại học Pittsburgh đã ra vắc xin phòng bệnh bại liệt. Đây là dấu mốc quan trọng, viết tiếp một chương mới trong sự sống của loài người và lịch sử y khoa. 

Những năm 50, dịch bại liệt bùng phát

Đầu thế kỷ 20, bại liệt là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Đợt bùng phát đầu tiên ở Vermont, năm 1894 có 132 người mắc bệnh. Bại liệt tái phát theo chu kỳ, hoành hành trong nhiều thập kỷ, khó tìm ra giải pháp triệt để.

Trẻ em mắc bệnh bại liệt đầu thế kỷ 20.
Trẻ em mắc bệnh bại liệt đầu thế kỷ 20. (Ảnh: Global Polio Eradication Intiative).

Trẻ em thường mắc bệnh vào mùa hè. Cứ sau vài năm, một đợt dịch lại bùng phát, lây lan khắp thị trấn.

Một số người khỏi bệnh, nhiều người bị tê liệt tạm thời hoặc bại liệt vĩnh viễn, các trường khác hợp tử vong.

Virus bại liệt thường cư trú ở cổ họng hoặc ruột của con người, dễ dàng lây lan qua đường miệng và chất thải như phân. Bại liệt cũng có thể lây lan qua các đồ vật. Do sự lây nhiễm dễ dàng, căn bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ em. 

Chính vì vậy, nhiều nơi phải đóng cửa các bể bơi. Người dân được khuyến cáo không nên ngồi cạnh nhau khi xem phim để tránh lây nhiễm.

Vắc xin là giải pháp duy nhất

Người mắc bệnh bại liệt thường phải sử dụng các liệu pháp đặc biệt để có thể hô hấp bình thường nếu tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến cổ họng và cơ ngực. Thiết bị trợ thở cho bệnh nhân được gọi là "phổi sắt", có hình dạng ống dài, nặng ít nhất 360 kg. 

Jonas Salk tiêm vắc xin cho trẻ.
Jonas Salk tiêm vắc xin cho trẻ. (Ảnh: 29Fzidv).

Năm 1950, vào thời gian cao điểm của bệnh dịch, số lượng phổi sắt không đáp ứng đủ nhu cầu của các bệnh nhân. Bác sĩ đối mặt với hai lựa chọn, sử dụng phổi sắt cho các ca bệnh nặng hay các bệnh nhân có nhiều khả năng sống sót hơn.

Bệnh bại liệt không có thuốc điều trị triệt để, chính vì vậy, cách ngăn ngừa duy nhất chính là tiêm phòng.

Vắc xin bảo vệ 99% trẻ em khỏi bại liệt

Liều vắc xin bại liệt đầu tiên được phát minh bởi nhà khoa học Jonas Salk và sử dụng thử nghiệm cho các học sinh tại Trường Tiểu học Arsenal, Pittsburgh vào ngày 23/2/1954. Tháng 4/1955, vắc xin được công bố trên toàn thế giới.

Năm 1957, nhà khoa học Albert Sabin đã phát triển loại vắc xin bại liệt thứ hai, theo dạng uống và được sử dụng cho tới ngày nay. 

Tiến sĩ Albert Sabin cho trẻ uống vắc xin bại liệt.
Tiến sĩ Albert Sabin cho trẻ uống vắc xin bại liệt. (Ảnh: Pasteur Meriuex).

Sau những đợt tiêm chủng tại Mỹ, số ca mắc bệnh giảm thiểu đáng kể. Theo thống kê, đầu thập niên 1950, nước này có khoảng 20.000 trường hợp bại liệt được báo cáo mỗi năm. Đến năm 1960, con số giảm xuống còn 2.525 người. Năm 1965, Mỹ chỉ có 61 ca bệnh. Những trường hợp mắc bệnh bại liệt cuối cùng được tại Mỹ là vào năm 1979. Các ca bệnh nhỏ lẻ chỉ được ghi nhận ở Afghanistan và Pakistan.

Trẻ em được tiêm vắc xin bại liệt bất hoạt hai lần, khi tròn 2 và 4 tháng tuổi. Công tác tiêm phòng đã bảo vệ 99% trẻ em Mỹ khỏi căn bệnh từng được coi là nỗi ác mộng của các bậc phụ huynh. Các nước phương Tây chính thức loại trừ bệnh bại liệt vào năm 1994. 

Vắc xin bại liệt được đánh giá là một trong những thành tựu lớn nhất trong lịch sử y học. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận