Nhiệt miệng - nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Nhiệt miệng - nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Nhiệt miệng (hay còn gọi là áp tơ miệng) là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bị nhiệt miệng cực kỳ khó chịu, không những khó khăn trong ăn uống mà còn gây đau nhức cả tuần liền.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về căn bệnh mà mình đang mắc phải.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis - RAS) là một bệnh viêm loét xuất hiện ở miệng. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Đây là bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến.

Nhiệt miệng không gây nguy hiểm, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng khá nhiều và bất tiện đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống. Những người bị áp tơ miệng thường xuyên cũng khá vất vả, vì vậy, cần nhận diện được dạng mà mình đang mắc phải để biết cách điều trị hợp lý.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một dạng viêm nhiễm gây ra vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng với đáy màu vàng nhạt và bao quanh bởi 1 đường màu đỏ tươi khiến người bệnh thấy đau và khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ có tính nóng. Còn theo quan điểm của y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị nhiệt miệng như sau:

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm.
Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm.

Các dạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS minor)

Đây là dạng áp tơ miệng thường gặp, chiếm tỷ lệ tới 80%. Ở dạng này, tổn thương loét rất nông, gây đau, riêng biệt từng vết (từng nốt nhiệt), đường kính từ 3mm đến dưới 1cm. Số lượng tổn thương có thể từ 1 - 5 vết nhiệt.

Dạng áp tơ này hay xảy ra ở môi, má và nền miệng. Tổn thương dạng này thường sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày và không để lại sẹo.

Nhiệt miệng thể lớn (RAS major)

Áp tơ niêm mạc miệng thể lớn ít gặp hơn. Các vết loét trong trường hợp này thường lớn hơn, từ 1 - 3 cm, sâu hơn, bờ nổi cao và có thể tập trung thành nhóm gần nhau, tập trung ở môi, hàm ếch mềm, họng...

Nếu mắc phải áp tơ dạng này, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tổn thương có thể kéo dài tới 6 tuần, khi khỏi có thể để lại sẹo, thậm chí gây co kéo miệng hầu.

Nhiệt miệng Herpes (Herpetiform RAS)

Dạng áp tơ miệng này ít gặp phải nhất. Tổn thương chỉ khoảng 1 - 3mm nhưng tập trung thành đám. Đám tổn thương này có thể tập trung ở một khu nhỏ hoặc tập trung trên diện rộng.

Lưu ý: Khi bị nhiệt miệng, hãy kiểm tra xem mình mắc phải dạng nào để biết cách điều trị hợp lý nhé.

Cách chữa nhiệt miệng

Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần.
Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần.

Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng.
Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng.

Phòng tránh nhiệt miệng

Một số lưu ý cần ghi nhớ để phòng ngừa nhiệt miệng

- Tuân thủ các quy định vệ sinh răng miệng

Trong quá trình điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng, bạn nên chú ý thực hiện đúng các quy định vệ sinh răng miệng. Đây là điểm mấu chốt để tiêu diệt, đẩy lùi vi khuẩn gây hại.

+ Đánh răng đều đặn hàng ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ

+ Tham khám nha khoa định kỳ ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì về răng miệng.

+ Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng đúng cách để không làm tổn thương, trầy xước vùng khoang miệng.

+ Thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh.

- Bổ sung đủ nước hàng ngày

Uống đủ nước (từ 2 - 3 lít) là việc làm cần thiết mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm một số loại nước ngừa nhiệt miệng như: Nước cam, nước chanh, nước rau má, nước chè xanh, nước bột sắn dây...

- Nên ăn các món chè làm từ các loại đậu

Bạn có thể nấu chè đậu đen, chè đậu xanh hay chè từ ý dĩ để vừa cung cấp dưỡng chất lại giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

- Nên ăn các loại thực phẩm, rau củ thanh nhiệt

Người bị nhiệt miệng nên ăn các loại rau củ có tính mát như: Cà chua, khế, rau diếp cá, rau má, các loại thịt có tính mát (thịt vịt, thịt ngan)...

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận