Những chuyện nên biết khi ăn cá

Những chuyện nên biết khi ăn cá

Lợi ích và những lưu ý khi ăn cá

Cá là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhưng rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nếu không chế biến cá đúng cách sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.

Nhiều loại thực phẩm, từ rau, củ, quả tới các sản phẩm bơ sữa và thịt, có thể bị nhiễm độc hóa chất và những thứ không lành mạnh khác. Cá cũng vậy, vì chúng có thể nhiễm độc thủy ngân và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy PCB. Tuy nhiên, các chuyên gia tuyên bố rằng những lợi ích từ việc ăn cá dường như vượt xa các nguy cơ.

Các chuyên gia tuyên bố rằng những lợi ích từ việc ăn cá dường như vượt xa các nguy cơ.

Lượng cá nên ăn mỗi tuần

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn 2 bữa cá mỗi tuần, đặc biệt là những loại cá có chứa hàm lượng axit béo Omega-3 cao. Mỗi bữa nên gồm khoảng 1 lạng cá.

Cá tươi không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe hơn so với cá đông lạnh

Cá tươi không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe hơn so với cá đông lạnh

Trừ khi bạn biết chắc chắn cá tươi có chất lượng cao, hãy dùng cá đông lạnh. Rất nhiều loại cá được ướp lạnh chớp nhoáng trên tàu ngay sau khi đánh bắt. Sau khi rã đông, cá vẫn trong tình trạng khá tốt. Ngược lại, cá "tươi" chưa từng qua đông lạnh có thể đã phải mất vài ngày trong kho giữ bốc mùi trên thuyền cho tới khi bạn mua nó. Thực tế, một số loại cá "tươi" có thể đã qua đông lạnh và sau đó được rã đông khi được bày bán tại siêu thị.

Người ăn cá thường xuyên có nguy cơ mắc các , đột quỵ và trầm cảm thấp hơn

Khoa học đã chứng minh, ăn cá thường xuyên mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Nó sẽ giúp hạ huyết áp, giảm nhịp tim bất thường và giảm 36% nguy cơ mắc bệnh tim chết người. Ăn cá thường xuyên dường như cũng giúp chúng ta giảm nguy cơ bị đột quỵ và mắc một số chứng ung thư, đồng thời giúp cải thiện tâm trạng và một vài tình trạng bệnh như viêm khớp mãn tính.

Hầu hết các lợi ích sức khỏe do việc ăn cá mang lại là từ axit béo Omega-3

Như ta đã biết, axit béo Omega-3 giúp các tế bào của người hoạt động. Vì cơ thể của chúng ta không đủ loại axit thiết yếu này nên chúng ta phải hấp thu chúng từ thực phẩm. Các loại cá rất giàu axit béo Omega-3, đặc biệt là cá hồi, cá trích, cá thu và cá mòi.

Để tránh vi khuẩn và ký sinh trùng bạn nên nấu chín cá trước khi ăn

Cá sống như trong món sushi và gỏi cá luôn chứa vi khuẩn và ký sinh trùng

Đây là tin xấu đối với những người thích ăn gỏi cá hoặc sushi. Dù các đầu bếp của nhà hàng đẳng cấp nhất có tài giỏi cỡ nào, ăn các hải sản sống do họ chế biến luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với ăn hải sản đã qua nấu nướng. Theo lý giải của các chuyên gia, cá dùng trong món sushi đã được đông lạnh chớp nhoáng ngay sau khi đánh bắt và chỉ phù hợp để ăn sống khi đã được tiêu diệt hết ký sinh trùng. Tuy nhiên, cách duy nhất để tránh vi khuẩn và ký sinh trùng hiện nay là nấu chín món cá của bạn.

Ăn cá có thể giúp cải thiện trí nhớ khi về già

Cá thực sự là thực phẩm tốt cho não bộ. Nhiều nghiên cứu phát hiện, ăn cá nướng bỏ lò hoặc cá luộc 1 lần/tuần trong thời gian dài dường như giúp duy trì khả năng ghi nhớ ngắn hạn của con người. Ăn cá cũng dường như giúp giảm nguy cơ mắc và suy giảm trí não ở người cao tuổi.

Cá ngoài tự nhiên không nhất thiết giàu Omega-3 hơn cá nuôi thả trong lồng

Hàm lượng axit béo Omega-3 phụ thuộc vào từng loại cá. Một số loại cá như: cá hồi, cá trích, cá thu và cá mòi rất giàu Omega-3 dù chúng được nuôi nhốt hay sinh trưởng trong tự nhiên. Tuy nhiên, một số loại cá nuôi nhốt trong lồng, đặc biệt là cá rô phi, được cho ăn thực phẩm có chứa bột ngô. Do đó, chúng có xu hướng sản sinh ra hàm lượng axit béo Omega-3 thấp hơn so với trong tự nhiên.

Cá luôn có mùi tanh đặc trưng?

Hải sản tươi luôn có mùi dịu nhẹ hoặc không có mùi tanh. Vì vậy, nếu những con cá của bạn bốc mùi chua hoặc quá tanh, nó chắc chắn đã không còn tươi ngon nhất. Nếu những con cá bốc mùi khó chịu khắp gian bếp bất kỳ khi nào bạn mở cửa tủ lạnh, hãy vứt chúng đi.

Hải sản tươi luôn có mùi dịu nhẹ hoặc không có mùi tanh

Hấp thu Omega-3 từ việc ăn cá tốt hơn từ các viên dầu cá uống bổ sung

Hãy ăn cá chứ đừng lạm dụng thuốc. Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra lời khuyên mọi người nên ăn cá, thay vì uống thuốc hoặc dùng thực phẩm bổ sung. Các sản phẩm chiết xuất axit béo Omega-3 có thể không mang đầy đủ những lợi ích như axit béo Omega-3 có tự nhiên trong cá. Một số nghiên cứu gần đây đối với những người có nguy cơ bệnh tim cao phát hiện, thực phẩm và dược phẩm bổ sung Omega-3 thực tế không hiệu quả. Những người có bệnh tim nên trao đổi với bác sĩ điều trị để xem liệu việc dùng thuốc bổ sung Omega-3 có phải là giải pháp tốt hay không.

Nấu cá đúng cách sẽ giúp tiêu diệt giun sán và các ký sinh trùng

Cá có thể mang theo một số ký sinh trùng nguy hiểm. Một trong số đó là sán dây. Loại ký sinh trùng này có thể cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1 - 2 mét và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu ở vật chủ.

Ăn cá rán không tốt cho sức khỏe

Phụ nữ mang thai không nên kiêng ăn cá

Các chuyên gia thậm chí khuyến cáo, . Cá có chứa những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của một đứa trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai ăn cá thường xuyên sẽ sinh con có kết quả kiểm tra IQ và học tập cao hơn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh những loại cá có chứa thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá kình và cá thu. Thay vào đó, hãy chọn các loại có chứa thủy ngân thấp hơn như tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi và cá da trơn. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú có thể ăn cá ngừ trắng (cá ngừ vây dài), nhưng chỉ 1,5 lạng/tuần.

Cá rán không tốt

Cá tốt nhất cho sức khỏe khi được nướng bỏ lò hoặc luộc. Đáng tiếc là, các lợi ích sức khỏe của cá có thể biến mất khi nó được rán kỹ. Ăn nhiều thực phẩm rán đối mặt với nguy cơ tăng cao bị bệnh tim và đột quỵ. Theo một nghiên cứu đối với phụ nữ lớn tuổi, một bữa cá rán mỗi tuần có liên quan đến nguy cơ suy tim tăng thêm 48%.

Không ăn cá khi đói

Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric, mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô.

Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.

Nên dùng cá hấp hoặc cá luộc để bảo toàn chất dinh dưỡng bên trong Nên dùng cá hấp hoặc cá luộc để bảo toàn chất dinh dưỡng bên trong

Không nên ăn mật cá

Theo nhiều bác sỹ Đông y, mật cá sau khi được điều chế thành thuốc thì có thể được sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh, ví dụ như trị bệnh đau mắt, đỏ mắt, viêm họng, viêm loét ác tính...

Tuy nhiên, thực tế, điều này lại cực kì nguy hiểm. Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép.

Trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi... Vì vậy, tốt nhất là không nên ăn cá.

Không ăn cá khi đang dùng thuốc ho

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người ho lâu ngày và đang sử dụng thuốc ho điều trị thì tuyệt đối không nên ăn cá, nhất là cá biển, vì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và có thể bị dị ứng.

Ngoài thuốc ho thì một số loại thuốc khác như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc hạ huyết áp... khi bạn đang trong quá trình sử dụng, nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh, đảm bảo sức khỏe.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận