Phát triển miếng vá tim làm bằng vật liệu polyme dẫn điện

Phát triển miếng vá tim làm bằng vật liệu polyme dẫn điện

Mới đây các nhà nghiên cứu đã phát triển miếng vá tim làm bằng vật liệu polyme dẫn điện, được thiết kế để có thể cấy vào tim người bệnh để thay thế cơ tim bị tổn thương do tác động của cơn đau tim.

Theo đó, nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Tổng hợp Trinity College Dublin, Ireland do PGS. Michael Monaghan dẫn đầu cho biết: khi được cấy vào tim bệnh nhân, miếng vá có khả năng nhận tín hiệu điện của các tế bào cơ tim xung quanh, truyền những xung động này qua khe hở để thực hiện hoạt động giãn nở và co bóp kịp thời của tim.

Miếng vá tim mới được làm bằng vật liệu polyme
Miếng vá tim này được chấp nhận sử dụng trong y tế và được thiết kế để có thể gắn vào bề mặt bên ngoài của tim.

Cho đến nay, công nghệ mới đã được thử nghiệm trên các mảnh mô sinh học riêng biệt ở động vật được giám sát và theo dõi chặt chẽ.

Miếng vá tim mới được làm bằng vật liệu polyme có khả năng co giãn được chấp nhận sử dụng trong y tế và được thiết kế để có thể gắn vào bề mặt bên ngoài của tim và nối với vùng mô sẹo.

Trong thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã áp dụng quy trình "nấu chảy điện” được phát triển bởi công ty spinoff Spraybase của Trinity để phủ một lớp polyme dẫn điện tử riêng biệt gọi là polypyrrole dạng mắt lưới lên bề mặt miếng vá.

Thực tế, trước nghiên cứu này, một số "miếng vá tim" thử nghiệm khác đã được thiết kế để thực hiện chức năng tương tự. Tuy nhiên, trong khi nhiều trong số những bản vá này được cấy vào tim bệnh nhân và được lập trình để biến thành các tế bào cơ tim hoạt động bình thường, thì bản vá của Trinity được thiết kế để có thể tự hoạt động hoặc cũng có thể hoạt động với các tế bào được bổ sung để tăng cường chức năng vận động của tim.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận