Tại sao không có thuốc đặc trị diệt virus?

Tại sao không có thuốc đặc trị diệt virus?

Virus bắt buộc phải xâm nhập tế bào để tồn tại và nhân lên, nếu tiêu diệt virus thì tế bào cơ thể cũng bị thiệt hại.

Bác sĩ Trần Văn Phúc, bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết virus không có tế bào và không có nhân, vì thế mà nó không được coi là một thực thể sống. Tùy từng loài, virus sẽ xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp từ các giọt bắn, qua đường ăn uống, qua quan hệ tình dục, vết thương hở... để vào cơ thể. Sau đó, virus sẽ xâm nhập tế bào để tồn tại, phát triển và sinh sản. Nếu độc lập bên ngoài môi trường, virus không thể tự sinh sản, tự phát triển.

Do đó, không có thuốc đặc trị diệt virus chứ không phải là "virus không thể tiêu diệt được". Bởi nếu tiêu diệt virus khiến protein vỏ bị phá huỷ dẫn đến các tế bào cơ thể cũng bị thiệt hại tương tự, "nghĩa là virus chưa gây chết người nhưng thuốc diệt virus có thể", bác sĩ nhấn mạnh.

"Điều này trở thành chân lý trước đây, bây giờ, cũng như trong tương lai", bác sĩ nói. Đây là lý do không có thuốc đặc trị tiêu diệt.

Thông thường, thuốc điều trị virus hầu hết chỉ tác động vào một trong 6 bước xâm nhập tế bào, nhằm ức chế sự sinh sản của virus trong tế bào.

Ví dụ, thuốc Ribavirin sẽ cung cấp các chất giống với nucleotid. Khi virus thực hiện sao chép nhân lên ARN hoặc ADN, sẽ sử dụng các chất giả này thay vì dùng nucleotid thật, từ đó không tạo ra được virus mới. Hay thuốc Oseltamivir ngăn cản không cho virus mới thoát được ra khỏi tế bào. Do đó, bác sĩ Vũ Hán đã sử dụng các thuốc ức chế virus như Remidiv và Remdesivir hay Cloroquine điều trị sốt rét, hoặc Ritonavir là thuốc điều trị HIV để điều sử dụng cho bệnh nhân Covid-19.

" Việc sử dụng những thuốc như vậy, truyền thông có thể rất ngạc nhiên, nhưng với các bác sĩ không có gì lạ lẫm. Nhưng y học luôn đòi hỏi sự nghiêm ngặt, để một loại thuốc được sử dụng thường quy đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu thử nghiệm rất dài, mà tỷ lệ thất bại cao hơn rất rất nhiều so với thành công", bác sĩ cho biết. 

Đại đa số virus có kích thước rất nhỏ, từ 10-300 nm. Riêng họ kích thước dao động từ 80-100 nm. Để nhìn thấy, bác sĩ phải sử dụng kính hiển vi quang học điện tử phóng đại gấp 30.000 lần kèm theo rất nhiều kỹ thuật phụ trợ khác mới thấy được. Giống như virus gây bệnh covid-1 do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phân lập được, sẽ thấy kích thước virus 101nm. 

Hình ảnh nCoV trong phòng thí nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Hình ảnh nCoV trong phòng thí nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Để chống lại sự xâm nhập của virus, cơ thể con người xây dựng 3 tuyến phòng thủ. 

Do đó, Covid-19 dù chưa không có thuốc đặc trị nhưng các bác sĩ vẫn có thể điều trị cho bệnh nhân khỏi như khi nhiễm cúm, sốt xuất huyết, sởi, rubella...

Đầu tiên là phòng bệnh để không nhiễm, thông qua vệ sinh cá nhân, ngăn ngừa lây nhiễm, các biện pháp phòng tránh cộng đồng, biện pháp phòng dịch. Ngoài ra, bác sĩ sẽ điều trị theo phác đồ chuyên môn thông qua điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ để huy động tối đa khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại virus.

Tính đến ngày 20/2, đã có 16.433 bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi trên toàn thế giới, Việt Nam đã chữa khỏi cho 15/16 người. Bệnh nhân đảm bảo nguyên tắc hai lần xét nghiệm âm tính. "Đó chính là bằng chứng cho thấy y học hiện đại đủ sức chiến thắng Covid-19", bác sĩ nói. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận