Trái cây nội và ngoại: Loại nào nhiều dinh dưỡng hơn?

Trái cây nội và ngoại: Loại nào nhiều dinh dưỡng hơn?

Dịp cuối năm, bên cạnh nguồn trái cây nội địa phong phú, nhiều loại trái cây nhập khẩu như táo, quýt, nho, cherry… của Trung Quốc, Mỹ, Nam Phi, New Zealand… cũng được nhập về thị trường về Việt Nam để đón sức mua mùa Tết.

Trái cây nội và trái cây ngoại ồ ạt về chợ dịp cuối năm

Bên cạnh đó nhiều loại quả Việt như bưởi, dừa, xoài, ổi Việt Nam về chợ với giá rẻ, phải chăng, thì thị trường trái cây nhập khẩu cũng chứng kiến nhiều sản phẩm như quýt Thái, quýt Trung Quốc, lê Hàn Quốc... về chợ ngày một nhiều.

Không quá quan trọng hoa quả trong nước hay nhập khẩu, chị Hồng Hạnh (quận 3, TP.HCM) cho biết, gia đình chị không quá chú trọng việc ăn trái cây trong nước hay nhập khẩu, mà tùy vào nhu cầu mà chị sẽ chọn mua các sản phẩm khác nhau.

“Ví dụ các con muốn ăn táo, nhưng hiện việt Nam chưa có nên sẽ mua của Mỹ, Nam Phi… Nhưng như quýt, cam thì tôi ưu tiên mua hàng trong nước vì trái cây tươi và chín cây hơn. Dù vậy tôi cũng khá thắc mắc liệu trái cây nhập khẩu có tốt hơn trái cây Việt Nam hay không?”- chị Hạnh nói.

trái cây
Trái cây nhập khẩu đang được bán tại siêu thị Việt. Ảnh: HẠ QUYÊN

Trái cây nội địa có dinh dưỡng phù hợp với người Việt

Trao đổi với PLO, Thạc sĩ Bác sĩ (BS) Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng, cho rằng, nhiều người tin rằng trái cây ngoại sẽ có dinh dưỡng vượt trội hơn trái cây nội địa. Tuy nhiên trên thực tế, trái cây của nước ta mới thực sự phù hợp với thể trạng, sức khỏe và dinh dưỡng của người Việt.

trái cây
Trái cây nội địa có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với người dân Việt. Ảnh: HẠ QUYÊN

“Chúng ta cần biết rằng, thực vật ở khu vực nào sẽ nuôi dưỡng động vật ở hệ sinh đó một cách tốt nhất, bao gồm cả con người. Điều này tương tự như việc, một số loại trái cây nhập khẩu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn trái cây địa phương, tuy nhiên hàm lượng đó lại vượt quá mức độ mà một người khu vực đó cần có.

Chưa kể, để nhập khẩu trái cây về Việt Nam các loại quả sẽ được thu hái chưa đạt độ chín cây hoàn hảo, phải trải qua quá trình vận chuyển dài. Trong khi trái cây Việt Nam, chúng ta được ăn theo mùa, có thể ăn được cả quả chín cây, không trải qua quá trình bảo quản khắc nghiệt, nên sẽ giữ được độ tươi ngon nhất có thể.

Lấy một ví dụ để thấy được trái cây trong nước rất tốt như giữa táo tây với táo ta, hàm lượng canxi trong táo ta gấp đôi: 44 mg so với 19 mg, lượng vitamin C cũng cao gấp nhiều lần 24 mg ở táo ta với 7 mg ở táo tây" - BS Hùng bày tỏ quan điểm.

Vị này cũng dẫn chứng thêm một khảo sát tại Canada, có đến 61% người tham gia khảo sát tin rằng mua trái cây trong nước là tốt nhất và họ sẵn sàng trả thêm 30% cho nhóm trái cây này.

Vì thế, theo BS Hùng, chúng ta nên ưu tiên trái cây địa phương theo mùa, vừa nhận được giá trị dinh dưỡng tốt, lại phù hợp với thể trạng, và góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt.

Dưa món, kiệu muối, hành muối chua mùa Tết thông thường để được bao lâu?

Dưa món, kiệu muối, hành muối chua mùa Tết thông thường để được bao lâu?

(PLO)- Nếu bảo quản đúng cách thời hạn bảo quản của các món muối chua như dưa món, kiệu muối có thể lên tới 15- 30 ngày và 30 ngày đối với việc áp dụng các biện pháp bảo quản lạnh.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận