Theo Bonnie Jortberg, Tiến sĩ, RD, nhà khoa học dinh dưỡng và phó giáo sư y học Đại học Colorado Anschutz khẳng định: uống cà phê khi bụng đói sẽ không gặp vấn đề gì ngoài việc tăng thêm một chút axit trong dạ dày.
Dưới đây là những gì mà các chuyên gia đã nói về việc cà phê ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào và phải làm gì để việc uống cà phê của bạn trở nên lành mạnh nhất có thể.
Cà phê ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Mặc dù cà phê ảnh hưởng đến mỗi người theo những cách khác nhau, nhưng đồ uống này có thể có một số tác động lên hệ tiêu hóa và toàn bộ cơ thể.
Chất caffeine trong cà phê có thể dẫn đến chứng khó tiêu hoặc trào ngược axit ở một số người. Bởi vì caffeine có thể làm lỏng thực quản dưới hoặc làm giãn cơ vòng thực quản dưới, là cửa nối giữa thực quản và dạ dày.
Bên cạnh đó, caffeine trong cà phê còn kích thích sản xuất axit dạ dày. Sự kết hợp này có thể dẫn đến trào ngược axit hoặc các chất trong dạ dày di chuyển ngược vào thực quản. Kết quả là mọi người thường bị ợ nóng.
Tuy nhiên, cũng có những vấn đề khác có thể xảy ra khi uống cà phê lúc bụng đói. Thứ nhất, độ axit của cà phê có thể là một vấn đề đối với một số người.
Cà phê có độ pH khoảng 5 và dạ dày có độ pH là 4. Nếu ai đó uống cà phê khi bụng đói, điều đó thực sự có thể khiến dạ dày của họ có tính axit cao hơn.
Vì vậy, nên ăn một ít thức ăn vào dạ dày trước khi uống cà phê sẽ loại bỏ mọi vấn đề về axit hoặc pH.
Cà phê còn có những tác dụng khác đối với cơ thể, chẳng hạn như tăng khả năng đi tiểu hoặc kích thích ruột.
Ngoài những ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, một số người có thể thấy rằng uống cà phê khi bụng đói sẽ dẫn đến cảm giác bồn chồn.
Mặc dù cà phê có thể gây ra một số cơn đau nhẹ hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa đối với một số người, nhưng nhìn chung, việc uống cà phê khi bụng đói không nguy hiểm.
Một phân tích tổng hợp năm 2014 không tìm thấy mối liên quan đáng kể nào giữa việc tiêu thụ cà phê và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), nguyên nhân gây trào ngược axit mãn tính hoặc kéo dài.
Uống cà phê không thể gây loét dạ dày hoặc làm tổn hại hệ tiêu hóa.
Kiểm soát chứng kích ứng dạ dày liên quan đến cà phê
Theo các chuyên gia, nếu ai đó bị trào ngược axit, đau dạ dày hoặc các triệu chứng khác thì nên ăn trước khi uống cà phê.
Nhưng nếu không có thời gian ăn sáng trước khi uống cà phê thì có những điều chỉnh nhỏ khác có thể làm giảm nguy cơ mắc bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào.
Bạn có thể cho sữa hoặc kem vào cà phê để giảm độ axit. Nếu bạn uống cà phê xong cảm thấy bồn chồn, trào ngược axit hoặc các vấn đề khác có thể do caffeine, thì hãy thử giảm lượng cà phê uống hoặc chọn loại không chứa caffein.
Nói chung, uống cà phê khi bụng đói sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Vì vậy, nếu sau khi điều chỉnh mà một người vẫn cảm thấy khó chịu về đường tiêu hóa, tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn cà phê.
Bã cà phê có thể giúp ngăn ngừa rối loạn thần kinh
(PLO)- Mới đây, nghiên cứu cho thấy bã cà phê đã có thể bảo vệ các tế bào não khỏi bị hư hại nhờ nó chứa các lượng tử carbon có tên là axit caffeic.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: plo.vn
Tham gia bình luận