90% công ty khởi nghiệp Ấn Độ "chết yểu" vì thiếu sáng tạo

90% công ty khởi nghiệp Ấn Độ "chết yểu" vì thiếu sáng tạo

90% công ty khởi nghiệp Ấn Độ chết yểu vì thiếu sáng tạo

Dù 4 năm qua, giá trị thị trường khởi nghiệp Ấn Độ tăng đáng kể, nhưng theo một nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu giá trị kinh doanh IBM và tổ chức Oxford Economics, 90% công ty khởi nghiệp tại nước này không sống được quá 5 năm.

Cũng theo nghiên cứu trên, có tới 77% nhà đầu tư mạo hiểm được hỏi cho rằng công ty khởi nghiệp Ấn Độ chưa áp dụng nhiều công nghệ mới và thiếu mô hình kinh doanh sáng tạo.

Một số nguyên nhân khác là lực lượng lao động có kỹ năng còn yếu, thiếu vốn, chưa được tư vấn đầy đủ và văn hóa kinh doanh còn nhiều hạn chế, báo cáo trên cho hay.

Tại Ấn Độ, đa số công ty khởi nghiệp sao chép lại những ý tưởng thành công trên thế giới, điều chỉnh mô hình kinh doanh để phục vụ nhu cầu trong nước. Đơn cử là ứng dụng gọi xe Ola học hỏi ý tưởng của Uber, Gaana sao chép Spotify, OYO Rooms có mô hình hoạt động giống Airbnb hay Flipkart giống Amazon.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng không có những công ty khởi nghiệp đỉnh cao như Google, Facebook hay Twitter. Trong khi đó, Trung Quốc, vốn thường là đối tượng để Ấn Độ so sánh, đã tự xây dựng được Google của riêng mình với Baidu và sở hữu Amazon phiên bản Trung Quốc – Alibaba.

“Từ năm 2015 đến nay, có tới 1.503 công ty khởi nghiệp Ấn Độ đóng cửa. Nguyên nhân chính là những công ty này chủ yếu sao chép lại mô hình kinh doanh của phương Tây và thiếu vốn đầu tư”, Rishabh Lawania, nhà sáng lập Xeler8 – sàn tiếp thị thông minh đã được một công ty đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc mua lại, cho biết.

Các ngành có tỷ lệ thất bại lớn nhất gồm vận tải, thương mại điện tử và công nghệ thực phẩm, Lawania cho biết thêm.

Bất chấp nhiều chiến dịch khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp của chính phủ như “Sản xuất tại Ấn Độ” (Made in India), “Ấn Độ Khởi nghiệp”…, thực tế cho thấy sự sáng tạo đổi mới vẫn là mảnh ghép lớn nhất còn thiếu trong bức tranh khởi nghiệp nước này.

Trong cách mạng công nghệ thông minh nhân tạo, doanh nhân Ấn Độ cũng phải những người tiên phong.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận