AppsFlyer: Cài đặt ứng dụng mua sắm tăng mạnh tới 242% trong mùa lễ năm nay

AppsFlyer: Cài đặt ứng dụng mua sắm tăng mạnh tới 242% trong mùa lễ năm nay

AppsFlyer: Cài đặt ứng dụng mua sắm tăng mạnh tới 242% trong mùa lễ năm nay

Báo cáo thị trường ứng dụng mới được AppsFlyer công bố cũng chỉ ra rằng, iOS tiếp tục vô địch về tỷ lệ giữ lại người dùng (Ảnh minh họa: Internet)

Hôm nay, ngày 7/8/2019, AppsFlyer, công ty toàn cầu hoạt động trong lĩnh vực cung cấp và phân tích marketing di động, công bố bản báo cáo phân tích chuyên sâu về thị trường ứng dụng 2019 (App Market Insight report) đối với kỳ nghỉ lễ Tết của Việt Nam.

Báo cáo mang tới cho các nhà làm marketing cái nhìn toàn diện về thị trường ứng dụng, giúp họ tối ưu hóa các chiến lược triển khai chiến dịch marketing của họ trong mùa lễ Tết. Báo cáo đã phân tích 200 triệu lượt cài đặt ứng dụng trong giai đoạn 2 tháng của năm 2018 và năm 2019, theo dõi các tiêu chí như số lượt mở ứng dụng, số lần mua sắm từ ứng dụng, cũng như cài đặt với dữ liệu tính phí.

Theo kết quả nghiên cứu mới của AppsFlyer, mua sắm trước Tết rất sôi động, thể hiện ở việc người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn mức trung bình về số lần mua sắm trên mỗi ứng dụng trong giai đoạn 2 tuần trước Tết, đạt tới 216,06 lượt – cao nhất của cả mùa Tết.

Cùng với đó, số lượng cài đặt ứng dụng mua sắm non-organic (cài đặt phát sinh theo chiến dịch quảng bá) vẫn chiếm ưu thế. Năm ngoái, số lượng cài đặt non-organic chiếm 70-80% tổng số cài đặt ứng dụng mua sắm trong giai đoạn trước Tết, với nhiều ứng dụng mua sắm có số lượt cài đặt đặc biệt tăng mạnh. Còn trong năm nay, cài đặt non-organic tuy không chiếm ưu thế trong mảng ứng dụng mua sắm như trước, nhưng vẫn đóng góp phần lớn vào số tổng lượt cài đặt trong giai đoạn 9 tuần của Tết.

Báo cáo thị trường ứng dụng mới được AppsFlyer công bố cũng chỉ ra rằng, iOS tiếp tục vô địch về tỷ lệ giữ lại người dùng. Theo đó, mặc dù các thiết bị Android có đăng ký cài đặt non-organic nhiều hơn và tiếp tục duy trì vị thế thống trị của mình trên thị trường quảng cáo di động; tuy nhiên iOS mới là nền tảng có tỷ lệ giữ lại ứng dụng cao hơn, đặc biệt trong mảng game (dù chỉ có 19% là lượng cài đặt game non-organic trên các thiết bị iOS). Hơn thế, game thủ trên iOS có tính trung thành gấp đôi so với trên Android, với tỷ lệ giữ lại ứng dụng là 2,6% sau 30 ngày so với chỉ 1,1% đối với Android.

Nghiên cứu của AppsFlyer cũng cho thấy, giai đoạn sau Tết là thời điểm bận rộn đối với ứng dụng game: chi tiêu trong ứng dụng đối với game giảm xuống mức thấp trong tuần Tết cũng như những tuần trước đó, do người tiêu dùng tập trung vào việc đoàn viên gia đình và mua sắm mới quà tặng, đồ dùng gia đình. Tuy nhiên, cài đặt và mua game tăng mạnh ngay sau kỳ nghỉ lễ.

Một kết quả quan trọng khác của của báo cáo thị trường ứng dụng do AppsFlyer thực hiện la chi phí truyền thông thấp hơn đã giúp tăng lượng tải non-organic ở giai đoạn sau Tết. “Tết là thời điểm mà các thông số cài đặt hay mua ứng dụng giảm mạnh. Các nhà app marketing có thể thử nghiệm với triển khai những chiến dịch sau Tết một vài ngày sớm hơn để tận dụng chi phí truyền thống thấp hơn trong khoảng thời gian ngắn này”, báo cáo của AppsFlyer nêu.

Bà Beverly Chen, Giám đốc Marketing công ty AppsFlyer khu vực châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ, mua sắm ứng dụng di động đã và đang tăng mạnh mẽ mỗi khi Tết về, đã mang tới cho các nhà marketing ứng dụng một cơ hội tốt để khai thác hiệu quả từng phân khúc khách hàng cũng như những người ưa thích công nghệ đang ngày càng tăng nhằm nâng cao giá trị thương hiệu và gắn kết hơn với người dùng.

“Một nền kinh tế đang tăng trưởng chịu ảnh hưởng bởi chi tiêu di động cũng đồng nghĩa với việc các nhà marketing ứng dụng cần phải đầu tư vào những công cụ đo lường phù hợp, tự trang bị cho mình những hiểu biết thị trường chuyên sâu cần thiết để tối ưu hóa chi tiêu cho quảng cáo và mở rộng hoạt động kinh doanh của họ”, bà Beverly Chen nói.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận