"Bảo hộ ngược" đang là mối lo đối với các doanh nghiệp công nghệ trong nước

"Bảo hộ ngược" đang là mối lo đối với các doanh nghiệp công nghệ trong nước

Thiệt thòi ngay tại "sân nhà"

Cuối năm 2018, Grab chiếm đến 70% thị phần taxi trong nước, 30% còn lại chia nhỏ cho các hãng khác (taxi truyền thống và công nghệ trong nước). Tuy nhiên theo Tổng Cục thuế, thuế giá trị gia tăng của Grab phải nộp chỉ là 3%, còn taxi truyền thống trong nước lên đến 10%, tức là gấp hơn 3 lần.

Trong khi các doanh nghiệp trong nước phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế cũng như thủ tục hành chính còn các doanh nghiệp xuyên biên giới thì lại không.

Trước tình trạng này, các doanh nghiệp trong nước cho rằng đây là sự bất bình đẳng với họ và các quy định hiện hành đang bảo hộ cho các doanh nghiệp công nghệ xuyên biên giới.

Bảo hộ ngược đang là mối lo đối với các doanh nghiệp công nghệ trong nước - Ảnh 1.

Theo Tổng Cục thuế, thuế giá trị gia tăng của Grab phải nộp chỉ là 3%, còn taxi truyền thống trong nước lên đến 10%, tức là gấp hơn 3 lần.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Thạc sĩ Kinh tế Tài chính Đại học Warwick Anh Quốc, Thạc sĩ Quản lý Nhà nước tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ cho rằng: "Các doanh nghiệp nội địa bị đối xử không bình đẳng và gặp phải những rào cản lớn so với những doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ tại thị trường Việt".

Ông Trần Thanh Hải, người sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành của ứng dụng gọi xe công nghệ Be – một ứng dụng Việt cũng cho rằng: "Các doanh nghiệp nước ngoài đang lách luật của chúng ta, họ nói họ chỉ là một nền tảng phần mềm nhưng trên thực tế họ đã nắm giữ giá vốn. Họ vận hành như một công ty taxi nhưng họ đã lách luật để trả thuế thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp vận tải trong nước".

Hiện tại, doanh nghiệp Việt đang gặp phải rất nhiều thách thức và đang trong cuộc chiến sống còn với doanh nghiệp ngoại. Vì vậy, nếu những quy định hiện này vẫn tiếp tục bảo hộ cho những doanh nghiệp xuyên quốc gia thì sẽ tạo thế bất lợi cho chính doanh nghiệp trong nước.

Bảo hộ ngược còn gây ảnh hưởng đến những doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác

Các quy định hiện hành hiện nay không chỉ đang bảo hộ ngược cho các doanh nghiệp nước ngoài ở lĩnh vực vận tải công nghệ mà còn ở một số lĩnh vực khác. Đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp thông tin số.

Các doanh nghiệp cung cấp nội dung số như google và facebook đều không phải đăng ký kinh doanh ở và có trụ sở tại Việt Nam. Họ chỉ cần đặt một văn phòng đại diện để tiếp thị và tìm kiếm khách hàng.

Trong khi các doanh nghiệp cung cấp nội dung số ở Việt Nam đang bị quản lý thì những doanh nghiệp ngoại lại không bị quản lý và không phải đóng thuế.

Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết: "Các doanh nghiệp cung cấp nội dung số nước ngoài thậm chí không đóng một đồng thuế nào trong khi họ biết rõ họ đang khai thác tài nguyên của chúng ta là những người tiêu dùng".

Đơn cử, một bộ phim nước ngoài được người dùng mua trực tiếp ở doanh nghiệp Việt hiện đang phải chịu 3 loại thuế, thuế bản quyền 10%, giá trị gia tăng 5% và thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 20%. Do vậy, để duy trì một nền tảng đến từ phim được cập nhật thường xuyên là áp lực rất lớn nhưng áp lực này lại chỉ dành cho doanh nghiêp OTT nội.

Còn với các doanh nghiệp ngoại, tiêu biểu như Netflix vào Việt Nam từ 3 năm nay, thu của mỗi người dùng từ 180 đến 260 nghìn/tháng. Tuy nhiên chưa có một số liệu chính thức nào từ doanh thu mà doanh nghiệp này có được từ thị trường Việt, giới kinh doanh trong ngành ước tính con số này là không hề nhỏ. Đặc biệt, gần như doanh nghiệp này không phải đóng thuế.

"Phải có một sự công bằng đối với doanh nghiệp nội để doanh nghiệp nước ngoài cũng phải có trách nhiệm, không phải bây giờ toàn bộ lợi nhuận ở thị trường Việt Nam là họ có thể thu hết", ông Nguyễn Xuân Thành nói.

Người sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành của ứng dụng gọi xe công nghệ Be – một ứng dụng Việt cho rằng: "Bảo hộ ngược sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước chết ngay từ khi ra đời, doanh nghiệp có lãi và tồn tại đâu mà đóng thuế. Phải tạo điều kiện thúc đẩy cho các startup trong nước có thể cung cấp dịch vụ trong một sân bình đẳng để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài".

Theo đơn vị nghiên cứu thị trường Muvi, doanh thu OTT truyền hình khu vực Đông Nam Á sẽ đạt 650 USD/năm vào 2 năm tới. Theo giới kinh doanh, nếu không sớm có những hành lang pháp lý rõ ràng để đảm bảo cạnh tranh trong lĩnh vực này thì viễn cảnh doanh nghiệp ngoại sử dụng lợi thế hiện có để tiến vào thị trường Việt  và tranh thủ chiếm thị phần là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận