Các hãng công nghệ đang sử dụng từ khóa “độc quyền” vô tội vạ

Các hãng công nghệ đang sử dụng từ khóa “độc quyền” vô tội vạ

Mới đây, startup Essential của “cha đẻ Android” Andy Rubin vừa ra mắt mẫu điện thoại “độc quyền” dùng trên nhà mạng Sprint khi phát hành tại Mỹ. Tuy nhiên, nó không thực sự “độc quyền”. Bạn có thể mua điện thoại không khóa mạng qua website Essential, mua thẻ SIM từ bất kỳ nhà mạng nào và sử dụng bình thường. Bạn sẽ không phải chịu đựng các phần mềm quảng cáo thừa thãi của Sprint.

Các hãng công nghệ đang sử dụng từ khóa “độc quyền” vô tội vạ

Trước đó, Microsoft tổ chức sự kiện Xbox thường niên tại triển lãm video game E3, nơi hãng thông báo một số game “độc quyền” trên nền tảng Xbox One. Song, một lần nữa, “độc quyền” không hẳn là “độc quyền”. Gần như mọi game Microsoft trình diễn tại sự kiện đều sắp có mặt trên PC, một số cập bến trên các hệ máy của đối thủ như PlayStation 4. Game như "PlayerUnknown's Battlegrounds" còn là hit trên PC vài tháng qua.

Tiếp thị gây nhầm lẫn không còn là chuyện mới trong ngành công nghệ nhưng dường như từ “độc quyền” đang ngày trở nên mất giá.

Các hãng công nghệ đang sử dụng từ khóa “độc quyền” vô tội vạ

Chẳng hạn, khi Google công bố điện thoại Pixel năm 2016, công ty ký hợp đồng với Verizon để tiếp thị và phân phối sản phẩm. Hệ quả là các quảng cáo Pixel xuất hiện trên truyền hình, bảng quảng cáo, banner trên web – tất cả đều ghi Pixel “chỉ có tại Verizon”. Điều đó không chính xác: Pixel cũng có bản không khóa mạng trên cửa hàng trực tuyến Google và hoạt động hoàn hảo với các mạng khác.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận