Cách ông chủ của Twitter điều hành 2 công ty công nghệ lớn cùng một lúc mà không cần đến máy tính

Cách ông chủ của Twitter điều hành 2 công ty công nghệ lớn cùng một lúc mà không cần đến máy tính

Cách ông chủ của Twitter điều hành 2 công ty công nghệ lớn cùng một lúc mà không cần đến máy tính

Jack Dorsey - chàng tỷ phú tự thân trẻ tuổi với giá trị tài sản hơn 4 tỷ USD, không chỉ điều hành một mà tận 2 công ty công nghệ lớn: Twitter và Square.

Dorsey được biết đến nhiều nhất với vai trò đồng sáng lập ra Twitter - mạng xã hội được coi là mạng xã hội phổ biến toàn cầu trước khi Facebook xuất hiện, còn công ty thanh toán di động Square ít nổi tiếng hơn nhưng thậm chí còn phát triển nhanh hơn đối thủ PayPal.

Thế nhưng có một điều đặc biệt là CEO tài hoa này không hề sử dụng máy tính để điều hành cả 2 "đứa con tinh thần" của mình. Ít ai biết rằng, Dorsey đã từng khởi nghiệp với một hành trình không hề bằng phẳng, thậm chí 2 năm sau khi thành lập anh còn bị sa thải ra khỏi mạng xã hội do chính mình tạo nên Twitter, trước khi trở lại vị trí điều hành 7 năm sau đó.

Khoảng thời gian anh bị sa thải, công ty đã phải trải qua nhiều khó khăn, thậm chí năm 2015 khi anh quay trở lại, cổ phiếu của Twitter vẫn tiếp tục ở đà suy giảm. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại tình hình đã khả quan hơn rất nhiều, khi giá cổ phiếu vụt tăng hơn 30% trong năm nay.

Trong một câu hỏi vào ngày 11/10 vừa qua của phóng viên công nghệ Dave Gershgorn, trên trang Twitter cá nhân của Dorsey: "Jack, tôi có một câu hỏi thực sự nghiêm túc là bạn có sử dụng một máy tính bàn hay xách tay nào không?". CEO đã không ngần ngại trả lời: "Không":

Cách ông chủ của Twitter điều hành 2 công ty công nghệ lớn cùng một lúc mà không cần đến máy tính

Có nghĩa là tất cả các tweet trên trang Twitter của Dorsey đều được đăng từ điện thoại di động - một thiết bị cầm tay quá tiện lợi ở tất cả mọi nơi nhưng vẫn khá khó khăn vận hành công việc, đặc biệt là điều hành 2 công ty công nghệ mỗi ngày. Cũng cùng chủ đề đó, một phóng viên khác hỏi: "Thế còn máy tính bảng thì sao?", câu trả lời vẫn là: "Không luôn":

Cách ông chủ của Twitter điều hành 2 công ty công nghệ lớn cùng một lúc mà không cần đến máy tính

Cuối cùng, khi Paul Fabretti - người phụ trách mảng kỹ thuật số và xã hội tại Microsoft, đưa ra đề nghị rằng "liệu tôi có thể tặng anh một máy tính bảng Surface được không? Vì chúng có kích thước bé nhưng lại sở hữu tất cả các chức năng tuyệt vời của một chiếc máy tính". Dorsey vẫn khiên quyết đáp trả: "Cảm ơn nhưng câu trả lời vẫn là không".

Cách ông chủ của Twitter điều hành 2 công ty công nghệ lớn cùng một lúc mà không cần đến máy tính

Điều đó có nghĩa là thói quen và cách làm việc của mỗi người đều rất khác nhau, nếu chúng ta cảm thấy bất tiện khi phải gõ văn bản trên một chiếc iPhone, thì với nhà điều hành của 2 công ty công nghệ lớn đó là điều khá đơn giản mà không cần sử dụng đến máy tính.

Sau đây là 6 điều ít ai biết về Dorsey và bí quyết giúp anh có thể vận hành một cách trơn tru 2 công ty cùng lúc:

1. Ý tưởng về Twitter đến việc bị lạc đường

Thời gian đầu mới đến New York, Dorsey thường xuyên bị lạc đường và khó khăn trong việc tìm kiếm hướng dẫn chính xác. Anh nảy ra ý tưởng về hệ thống chia sẻ tin nhắn ngắn nhằm cung cấp thông tin giao thông đến người dùng. Sau đó, Dorsey quyết định bỏ học và mở công ty cung cấp dịch vụ thông tin giao thông cho các hãng taxi và dịch vụ khẩn cấp.

Trong khi điều hành hệ thống tin nhắn ngắn này, Dorsey nhận thấy sự hạn chế khi hệ thống chỉ hoạt động trong phạm vi cố định. Anh muốn tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề trên bằng cách xây dựng một hệ thống mà mọi người có thể chia sẻ thông tin cho cả cộng đồng.

Năm 2000, Dorsey đã xây dựng một nguyên mẫu đơn giản của mạng xã hội cho phép ông cập nhật bạn bè của mình qua email và tin nhắn BlackBerry. Tuy nhiên, chẳng ai quan tâm tới ứng dụng này và anh đã từ bỏ nó.

"Tôi có ý tưởng về Twitter từ năm 2000. Tôi nghĩ nếu có thể chia sẻ thông tin đến mọi người bằng một ứng dụng điện thoại thì thật tuyệt. Nhưng đó là ý tưởng chưa hợp thời và mãi đến năm 2006, tôi mới thực hiện được tham vọng này", Dorsey chia sẻ.

2.Việc đầu tiên làm trong ngày là check Twitter

Ngay khi thức dậy và buổi sáng, Jack Dorsey luôn luôn kiểm tra Twitter đầu tiên, thường là truy cập vào trình tìm kiếm của Twitter để biết chính xác "ngay lúc này thế giới đang xảy ra chuyện gì".

Anh cũng thích và thường xuyên kiểm tra các thông tin thời tiết trong ngày khi thức dậy.

3. Dorsey có được công việc đầu tiên bằng cách... hack website công ty tuyển dụng

Trước khi làm startup và trở thành tỷ phú, Jack Dorsey đã từng cố gắng xin việc tại một công ty điều phối lớn ở New York. Nhưng khi không thấy bất kỳ thông tin liên hệ nào trên website của họ, Dorsey nói với chương trình “60 Minutes” rằng mình tìm thấy một lỗ hổng bảo mật và gửi email đến Công ty để hướng dẫn họ cách sửa lỗi.

Chỉ một tuần sau đó, Dorsey được nhận vào làm nhân viên chính thức.

4. Suýt làm việc cho... Facebook

Trong thời gian bị sa thải khỏi vị trí CEO của Twitter, Dorsey đã từng nói chuyện với CEO của Facebook khi mà Zuckerberg đang cân nhắc việc mua lại Twitter và muốn thuê Dorsey. Thế nhưng việc thiếu một vai trò thích hợp đã khiến Dorsey quyết định chọn nơi khác.

Điều này được trích dẫn từ cuốn sách "Hatching Twitter: A True Story of Money, Power, Friendship, and Betrayal (Câu chuyện thật về tiền bạc, quyền lực, tình bạn, và sự phản bội) của tác giả Nick Bilton.

5. Dorsey không có một văn phòng hay một bàn làm việc nào tại trụ sở của Square

Vì ưu tiên việc sử dụng iPad và thói quen thích tự do đi lại quanh trụ sở công ty hơn là ngồi làm việc ở một nơi cố định, CEO kiêm Chủ tịch này của Square không hề có một chỗ ngồi trang trọng nào tại đây.

Khi được hỏi lý do, Dorsey trả lời rằng vì như vậy "sẽ luôn có một sự nhận thức rằng còn có những người khác làm việc ở đây, không phải chỉ có một mình mình".

6. "Square, chứ không phải Twitter, sẽ thay đổi cơ bản cách mọi người tương tác"

Tuy là nhà đồng sáng lập ra Twitter từ 12 năm trước, hiện tại nền tảng xã hội này đã có 100 triệu người dùng hằng ngày. Nhưng Dorsey vẫn khẳng định rằng chính Square mới là thứ sẽ thay đổi cơ bản cách mọi người tương tác bởi vì nó "nói" một "ngôn ngữ" mà ai cũng biết: tiền bạc. Đồng thời, nó cũng có khả năng "chạm đến từng cá nhân trên hành tinh này".

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận