CEO Trung Quốc từng tuyên bố sẽ mua lại Apple đổi nghề livestream bán hàng qua mạng

CEO Trung Quốc từng tuyên bố sẽ mua lại Apple đổi nghề livestream bán hàng qua mạng

CEO Trung Quốc từng tuyên bố sẽ mua lại Apple đổi nghề livestream bán hàng qua mạng

Luo Yonghao từng nhận xét "Apple đã đánh mất linh hồn". Ảnh: Handout

Cuộc đời của doanh nhân công nghệ người Trung Quốc Luo Yonghao hoàn toàn có thể dựng thành phim. Sau khi sáng lập thương hiệu smartphone Smartisan khá nổi, Luo lại rơi vào khó khăn. Tình trạng của người này bi đát tới mức có tên trong danh sách đen, không được đi máy bay, tàu cao tốc, không được đến các khách sạn cao cấp, câu lạc bộ đêm, câu lạc bộ golf, mua bảo hiểm đắt tiền hay gửi con đến các trường tư đắt đỏ.

Sau nhiều phi vụ đầu tư không thành công, dường như Yonghao lại đang vùng vẫy một lần nữa. Luo tuyên bố trên tài khoản Weibo rằng sẽ chuyển sang lĩnh vực thương mại điện tử thông qua livestream và tìm kiếm đối tác muốn quảng bá sản phẩm.

“Dù không hợp bán son môi, tôi tin rằng tôi có thể trở thành người bán hàng tuyệt vời cho nhiều sản phẩm”, Luo nói và nhắc đến khao khát trở thành một nam beauty blogger có nhiều người hâm mộ như Austin Li, người nổi tiếng với kỹ năng bán son.

Bất chấp các thất bại trước đó, Luo tỏ ra say mê với việc trở thành một livestreamer có ảnh hưởng. Lĩnh vực tập trung của anh sẽ là sản phẩm công nghệ, đồ thiết kế, sách, đồ gia dụng, đồ ăn nhanh.

Luo là nhân vật khá nổi tiếng trong bức tranh công nghệ Trung Quốc nhưng không phải về tài năng mà nhờ vào tính cách khoa trương của mình. Anh là nhà sáng lập công ty đầu tiên bắt người dùng trả tiền để tham dự sự kiện ra mắt sản phẩm. Thậm chí, anh còn lập kỷ lục Guiness thế giới về số người tham dự sự kiện giới thiệu sản phẩm công nghệ vào ngày 15/5/2018 với 23.152 người.

Sau khi nổi tiếng vì khiếu hài hước của một giáo viên tiếng Anh, Luo mở Smartisan năm 2012. Năm 2018, công ty có nhiều tham vọng. Luo thậm chí còn khẳng định Apple sẽ “bắt chước chúng tôi như điên” khi trình làng smartphone R1 có bộ nhớ TB.

Tuy nhiên, mọi chuyện không suôn sẻ với Smartisan khi thị trường smartphone Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm. Cuối năm 2019, Luo thông báo trên Weibo rằng đã vay hơn 100 triệu NDT và huy động hàng chục triệu NDT khác để cứu Smartisan. Sau cùng, công ty ký hợp tác với ByteDance để bán một số bằng sáng chế và chuyển giao nhân viên. Khi Smartisan Nut Pro 3 ra mắt vài tháng trước, nó được biết đến với tên “điện thoại TikTok”.

Lou cho biết anh không còn nằm trong danh sách cấm vận chi tiêu của tòa án.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận