Cơ hội cho các doanh nghiệp Fintech Việt Nam mở rộng ra thị trường Châu Âu

Cơ hội cho các doanh nghiệp Fintech Việt Nam mở rộng ra thị trường Châu Âu

Cơ hội cho các doanh nghiệp Fintech Việt Nam mở rộng ra thị trường Châu Âu

Hội thảo “Fintech- Cơ hội hợp tác từ Litva trước thềm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI vừa tổ chức hội thảo “Fintech- Cơ hội hợp tác từ Litva trước thềm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU ” nhằm mở ra cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp tại Việt Nam ở quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.

Theo bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Fintech đang là một xu hướng mới nổi lên trong ngành tài chính ngân hàng và Việt Nam có rất nhiều tiềm năng cho Fintech phát triển.

Theo thống kê, hiện nay 53% dân số (tương đương 50 triệu người) sử dụng Internet và hơn 120 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 41 triệu thuê bao hoạt động thường xuyên. Đây chính là nền tảng cho Fintech phát triển.

Cho đến nay, tại thị trường Việt Nam có gần 50 công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán. Tuy nhiên, cùng với cơ hội phát triển thì cũng có không ít khó khăn thách thức cho Fintech.

Cụ thể là hành lang pháp lý chưa đầy đủ nhất là với các công nghệ mới, thời gian cập nhật pháp lý còn chậm với tốc độ phát triển; cơ sở hạ tầng công nghệ tại Việt Nam chưa đáp ứng dc nhu cầu với sự phát triển của công nghệ cao, nhất là công nghệ về bảo mật.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam cũng thường gặp khó khăn về mô hình kinh doanh và quản trị cũng như đường hướng phát triển lâu dài khiến cho doanh nghiệp khó có thể phát triển mạnh hay ý thức của người dùng còn hạn chế và tạo ra các lỗ hổng bảo mật…

Bà Trần Thị Lan Anh cũng cho biết, Litva là một trong nhưng nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Âu. Đây là quốc gia nhỏ và ít dân nhưng nổi bật với các chính sách hỗ trợ kinh doanh đột phá nhất là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng thời hy vọng, phía Litva chia sẻ những bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất các hướng hợp tác sâu rộng hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech.

Mang đến thông điệp “Litva là một nơi hoàn hảo để bắt đầu và phát triển một doanh nghiệp Fintech toàn cầu”, bà Ina Marciulionyte, Đại sứ Cộng hòa Litva tại Việt Nam cho biết, năm 2017, Litva được đánh giá là một trong những nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới. Quốc gia này cũng nằm trong top 14 quốc gia có chỉ số kinh doanh tốt nhất và trong top 30 về chỉ số kinh doanh (theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới).

Litva là nước đứng thứ 3 thế giới trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực technology. Đặc biệt đối với các quốc gia coi trọng ngành công nghiệp 4.0 và nhiều tiềm năng như việt Nam.

Công nghệ tài chính Fintech là một trong những điểm sáng của Litva và quốc gia này có tham vọng trở thành trung tâm Fintech của khu vực Bắc Âu và đây được xem là nơi hoàn hảo để bắt đầu phát triển một doanh nghiệp Fintech toàn cầu.

Trong khi đó, ông Marius Jurgilas, thành viên HĐQT Ngân hàng Nhà nước Litva cho biết: Thời điểm hiện tại là cơ hội và giai đoạn mới của nền kinh tế. Việt Nam có đầy đủ nền tảng cho Fintech và tương lai cho một nền kinh tế số. Trong khuôn khổ của hiệp định thương mại Việt Nam – EU sắp được ký kết, có nhiêu cơ hội cho các nền dịch vụ. “Tương lai hoàn toàn là tương lai số, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới”.

"Chúng tôi luôn luôn chào đón các đối tác cung cấp dịch vụ tài chính và chào đón những ai muốn mở rộng thị trường ở châu Âu đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Việt Nam”, ông Marius Jurgilas chia sẻ thêm.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận