Đến thời loa thông minh của Trung Quốc lên ngôi

Đến thời loa thông minh của Trung Quốc lên ngôi

Công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc iFlytek đang trên bước đường trở thành nhà cung cấp hàng đầu của các thiết bị thông minh hoạt động bằng AI, như loa thông minh điều khiển bằng giọng nói, tai nghe và robot vận hành trong nhà, tại thị trường được coi là cạnh tranh nhất thế giới.

Đến thời loa thông minh của Trung Quốc lên ngôi

(Nguồn: SCMP)

Hu Yu, đồng sáng lập và Phó chủ tịch của iFlytek chia sẻ: "Đó sẽ là một bộ sưu tập đa dạng các sản phẩm. Điện thoại thông minh sẽ không còn là phương tiện duy nhất để liên lạc trong tương lai, khi xuất hiện những thiết bị khác giải quyết vô số nhu cầu của con người".

iFlytek đang cùng hãng viễn thông hàng đầu Trung Quốc - China Mobile, China Unicom và China Telecom - nghiên cứu và phát triển các thiết bị thông minh điều khiển bằng giọng nói thiết kế để vận hành hệ thống giải trí trong nhà.

Liên minh chiến lược hướng tới thị trường rộng lớn của người dùng băng rộng cho iFlytek, đem lại lợi thế so với các nhà sản xuất thiết bị AI khác do tổng số thuê bao băng rộng cố định của 3 nhà mạng trên lên tới con số hơn 340 triệu. Bên cạnh đó, hơn 1,4 triệu thuê bao di động nằm trong tay của China Mobile, China Unicom và China Telecom cũng là đối tượng tiềm năng cho hãng thiết bị công nghệ AI này.

iFlytek cũng đang hợp tác với một số viện nghiên cứu tại Thượng Hải trong lĩnh vực khoa học thần kinh với mục tiêu đem lại cuộc cải tổ cách mạng trong công nghệ AI. "Với một chuỗi giải pháp hoàn thiện, chúng tôi kỳ vọng sẽ giảm bớt các rào cản đối với việc sử dụng năng lực ngoại ngữ một cách tự nhiên, tạo điều kiện cho các lập trình viên gia nhập thị trường", Hu Fu cho biết.

Được thành lập năm 1999 tại Hợp Phì (An Huy), iFlytek đã khẳng định tên tuổi của mình trong làng công nghệ Trung Quốc bằng những ứng dụng nhận diện giọng nói, đánh giá phát biểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, chiếm hơn 70% thị trường nhận diện giọng nói của quốc gia đông dân nhất hành tinh. Khoảng 500 triệu người đang sử dụng ứng dụng miễn phí trên smartphone, iFlytek Input, để gửi đoạn hội thoại được chuyển thành văn bản tới người khác. Loa thông minh đầu tiên được cho ra mắt tại Trung Quốc mang tên Ding Dong đã ra mắt vào năm 2015 do iFlytek nghiên cứu cùng JD.com.

Đến thời loa thông minh của Trung Quốc lên ngôi

iFlytek Input, ứng dụng nổi bật của iFlytek (Nguồn: iFlytek)

Tuy nhiên, ngành công nghệ mới mẻ này đang ngày càng hút nhiều anh tài với hơn 100 công ty chỉ riêng tại Trung Quốc cùng đặt cược vào tương lai phát triển của những thiết bị như loa thông minh. Thị trường toàn cầu của sản phẩm này với tổng giá trị hơn 14,7 tỷ USD bị thống trị bởi sản phẩm sử dụng tiếng Anh như Alexa và Echo của Amazon, Google's Home và Apple HomePod.

Đối với các công ty Internet Trung Quốc, loa thông minh không chỉ giúp thu thập dữ liệu như sở thích người dùng hay hình mẫu phát ngôn, mà còn đảm bảo khách hàng luôn được vây quanh bởi hệ sinh thái dịch vụ mà họ cung cấp, đặc biệt đối với các công ty thương mại điện tử như JD.com và Alibaba.

Đầu tháng 6/2018, Baidu đã cho ra mắt mẫu loa thông minh thứ ba, Xiaodu, trong vòng 8 tháng với mức giá khuyến mại 89 NDT (khoảng 14 USD), bằng 1/3 mức giá bán lẻ thông thường 249 NDT. Có khả năng chơi tới 7000 tag theo hoàn cảnh và tâm trạng, Xiaodu là sản phẩm có giá cạnh tranh nhất so với Xiaomi, Alibaba, JD.com hay Cheetah Mobile.

Hu Fu nhấn mạnh tuy có sự cạnh tranh khốc liệt về giá nhưng thị trường loa thông minh vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Các chiến lược sẽ phân hóa rất nhiều theo từng nhà cung cấp thiết bị, theo hướng âm nhạc và giải trí, hay giáo dục và thương hiệu.

Baidu đã hợp tác với Haier để biến loa thông minh của mình thành điều khiển từ xa cho các thiết bị nội thất, hay liên kết với hãng sản xuất TV Skyworth để đồng bộ sản phẩm của họ với loa thông minh.

Một số công ty khác cũng bắt tay vào sản xuất thiết bị thông minh AI như TV, tủ lạnh hay robot hỗ trợ người cao tuổi.

Sogou, dịch vụ tìm kiếm trực tuyến lớn thứ hai Trung Quốc, đang tập trung nguồn lực triển khai ứng dụng nhận diện giọng nói, biên dịch và phiên âm cho cộng đồng khách hàng. Thiết bị phiên dịch bỏ túi trang bị AI mới nhất mang tên Sogou Smart Recording Translator đã bán được hơn 30,000 sản phẩm với giá 62 USD.

Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu đưa nước này trở thành trung tâm tiến bộ AI toàn cầu và xây dựng nền công nghiệp đạt giá trị 150 tỷ USD cho đến năm 2030. Trong năm 2017, Baidu, Alibaba, Tencent Holdings và iFlytek đã được công nhận bởi chính phủ Trung Quốc với vị thế dẫn đầu phát triển AI.

Đến thời loa thông minh của Trung Quốc lên ngôi

Robot AI Xiaoman của iFlytek (Nguồn: Internet)

Hu Fu cho biết mô hình kinh doanh của iFlytek không chỉ hướng tới sản phẩm cho thị trường đại chúng, mà còn dành cho các doanh nghiệp. “Các dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thành phố thông minh và liên quan được tập trung vào thị trường doanh nghiệp”.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận