Đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM, ViettelPost định hướng có cổ đông chiến lược ngoại trong 2019

Đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM, ViettelPost định hướng có cổ đông chiến lược ngoại trong 2019

Cổ phiếu mã VTP của ViettelPost “hút” nhà đầu tư ngoại sau nửa tháng lên sàn UPCoM | Đưa cổ phiếu lên sàn UPCOM, ViettelPost định hướng có cổ đông chiến lược ngoại trong 2019

Trung bình mỗi ngày, Phòng Đào tạo - Truyền thông của ViettelPost nhận được từ 5-10 lời đề nghị tổ chức gặp mặt các quỹ đầu tư, chuyên gia phân tích chứng khoán.

Cổ phiếu VTP của ViettelPost “hút” nhà đầu tư ngoại

Như ICTnews đã đưa tin, sau hơn 21 năm thành lập và hơn 9 năm cổ phần hóa, ngày 23/11/2018, cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (ViettelPost) đã chính thức có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM với mã chứng khoán VTP. Giá chào sàn của VTP là 68.000 đồng/cổ phiếu. Với 41.376.649 cổ phiếu Viettel Post được đưa vào giao dịch, công ty có định giá khi chào sàn gần 3.000 tỷ đồng. Trên sàn chứng khoán, VTP là cổ phiếu của doanh nghiệp chuyển phát có thị phần đứng thứ hai nhưng nhận được nhiều kỳ vọng từ giới đầu tư dựa trên 3 yếu tố: số lượng cổ phiếu phát hành, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ trả cổ tức.

Sau hơn nửa tháng chính thức giao dịch trên sàn UPCoM, đến nay cổ phiếu mang mã giao dịch VTP của ViettelPost vẫn tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của giới phân tích và đầu tư chứng khoán.

Những ngày vừa qua, trung bình mỗi ngày, Phòng Đào tạo - Truyền thông của ViettelPost nhận được từ 5-10 lời đề nghị tổ chức gặp mặt các quỹ đầu tư, chuyên gia phân tích chứng khoán. Từ ngày chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM, ViettelPost đã tổ chức 3 buổi tiếp đón các chuyên gia đầu tư chứng khoán để cung cấp thông tin về cổ phiếu mang mã VTP của doanh nghiệp mình.

Đơn cử như, trong ngày 4/12/2018, ViettelPost đã liên tiếp tổ chức 2 buổi gặp mặt nhà đầu tư. Trong đó, đáng chú ý có buổi tiếp chuyên gia chứng khoán đến từ nước ngoài. Bà Pikun Phitya-isarakul, chuyên viên đầu tư quỹ cổ phần riêng của Phillip Capital (Thái Lan) bày tỏ sự quan tâm đặc biệt với cổ phiếu mã VTP của ViettelPost. Bà dành nhiều câu hỏi liên quan đến cơ cấu doanh thu trong mô hình kinh doanh của ViettelPost, tỷ trọng đơn hàng COD và cho biết: "Cổ phiếu của ViettelPost đang được giới đầu tư nước ngoài “săn đón” và dành nhiều đánh giá tích cực".

Cùng ngày, tại trụ sở Công ty, ViettelPost cũng đã đón gần 30 nhà đầu tư và phân tích chứng khoán từ các Công ty chứng khoán uy tín như Capital Partners, Cathay Life, Dragon Capital, Indochina Capital… Qua sự kết nối của Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VietCapital), các chuyên gia phân tích tài chính đã đặt hơn 50 câu hỏi cho đại diện của ViettelPost là Giám đốc Truyền thông của doanh nghiệp này, bà Cao Cẩm Linh.

Các câu hỏi của các chuyên gia, quỹ đầu tư chủ yếu tập trung vào lợi thế cạnh tranh, tiềm năng tăng trưởng, chiến lược nhân sự, chuyển dịch, các yếu tố về rủi ro, công nghệ cũng như kế hoạch hợp tác với đối tác nước ngoài …. xoay quanh các chủ đề về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và triển vọng phát triển của ViettelPost nói riêng và toàn ngành bưu chính chuyển phát nói chung trong chặng đường sắp tới.

Cổ phiếu mã VTP của ViettelPost “hút” nhà đầu tư ngoại sau nửa tháng lên sàn UPCoM | Đưa cổ phiếu lên sàn UPCOM, ViettelPost định hướng có cổ đông chiến lược ngoại trong 2019

Theo dõi các phiên giao dịch cổ phiếu VTP của ViettelPost trong khoảng 5 ngày đầu lên sàn UPCoM, mức tăng điểm của của VTP có sự đóng góp khoảng 80% từ các nhà đầu tư nước ngoài (Trong ảnh: cổ phiếu mã VTP của ViettelPost trong ngày giao dịch thứ hai)

Trên thực tế, theo dõi giao dịch trên sàn UPCoM những ngày qua có thể thấy rằng, cổ phiếu VTP của ViettelPost không chỉ giữ kỷ lục lập “hattrick” 3 ngày đầu tiên đạt giá kịch trần (2 ngày đầu thời gian này chỉ chưa đầy 3 phút), mà còn là mã cổ phiếu thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, trong ngày giao dịch thứ ba trên sàn UPCoM, chỉ trong 5 phút đầu tiên phiên giao dịch được mở, đã có 59.400 cổ phiếu VTP của ViettelPost được mua bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Kết thúc ngày thứ ba giao dịch sau khi lên sàn UPCoM, đã có 386.800 cổ phiếu VTP được các tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt mua trên tổng số 535.900 cổ phiếu được giao dịch trong ngày.

Tiếp đó, liên tục trong nhiều ngày vừa qua, sàn chứng khoán UPCoM đã tiếp tục chứng kiến sự sôi động của thị trường nước ngoài, trong đó số lượng cổ phiếu được mua thành công thường xuyên gấp 10 lần số lượng cổ phiếu bán ra. Tại thời điểm sáng nay, ngày 9/12/2018, cổ phiếu VTP của Viettel đang ở mức giá 127.500 đồng/cổ phiếu, tăng gần 1,9 lần so với giá chào sàn - 68.000 đồng/cổ phiếu.

ViettelPost muốn tìm đối tác chiến lược có năng lực công nghệ, quản trị tốt

Việc cổ phiếu VTP của ViettelPost nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư ngoại những ngày qua dường như đang đi theo đúng “kịch bản” mà Ban lãnh đạo ViettelPost đã hoạch định khi quyết định đưa cổ phiếu của Tổng công ty lên sàn.

Trước đó, vào đầu tháng 7 năm ngoái, tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập ViettelPost, Tổng giám đốc Viettel Post Trần Trung Hưng đã nêu rõ trong chặng đường phát triển mới, doanh nghiệp này sẽ thực hiện 4 chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó có định hướng chuyển dịch từ công ty làm thuê cho các công ty nước ngoài, cụ thể là sẽ tiếp tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thông qua các hợp tác song phương với các công ty chuyển phát lớn tại các quốc gia có thương mại lớn với Việt Nam để thực hiện chuyển phát quốc tế.

Viettel Post hiện vẫn đang là doanh nghiệp chuyển phát đầu tiên và duy nhất của Việt Nam “mạnh dạn” đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến nay, Viettel Post đã có kinh nghiệm hơn 8 năm hoạt động tại thị trường nước ngoài với 2 quốc gia là Campuchia (từ tháng 9/2009) và Myanmar (từ tháng 7/2017).

Cổ phiếu mã VTP của ViettelPost “hút” nhà đầu tư ngoại sau nửa tháng lên sàn UPCoM | Đưa cổ phiếu lên sàn UPCOM, ViettelPost định hướng có cổ đông chiến lược ngoại trong 2019

Trong 5 năm gần đây, tăng trưởng doanh thu bình quân của ViettelPost là 52,6%/năm và doanh nghiệp này đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt 10.500 tỷ đồng doanh thu.

Trong chiến lược phát triển tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030, Viettel Post vẫn xác định sẽ tiếp tục đầu tư sang các nước trong khu vực và trên thế giới để mở rộng mạng kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, định hướng phát triển của Viettel Post tại thị trường nước ngoài là trở thành nhà cung cấp chuỗi dịch vụ cung ứng mà trong đó hoạt động chuyển phát chỉ là một khâu trong chuỗi hoạt động đó. Theo đại diện lãnh đạo Viettel Post, thời gian tới, Tổng Công ty có thể tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu một số doanh nghiệp nước ngoài nhằm tìm kiếm đối tác chiến lược, hợp tác về công nghệ và quản trị, trong đó sẽ ưu tiên các đối tác đến từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Định hướng trên tiếp tục được tân Chủ tịch HĐQT ViettelPost Hoàng Sơn, Phó TGĐ Viettel tái khẳng định tại phiên họp Hội đồng quản trị bất thường của Tổng công ty năm 2018 được tổ chức hồi trung tuần tháng 10 vừa qua. Nêu rõ mục tiêu của ViettelPost trong giai đoạn tới là trở thành doanh nghiệp Top đầu về logistics và hạ tầng chuyển phát, ông Sơn nhấn mạnh: “Muốn trở thành số 1 về hạ tầng, Bưu chính Viettel phải làm tốt các khâu từ hệ thống chia chọn, đội xe, thanh toán, tới những liên kết thông minh. Bên cạnh đó, thông qua những hợp tác về công nghệ và quản trị với những công ty hàng đầu trong khu vực từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… ViettelPost sẽ mở dần hướng ra quốc tế hơn”.

Trong trao đổi với báo chí tại sự kiện cổ phiếu ViettelPost chính thức lên sàn UPCoM ngày 23/11, cho biết ViettelPost có dự định sẽ tìm kiếm, lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài để bắt tay hợp tác trong năm 2019, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp này cũng cho hay: “Với đối tác chiến lược, ViettelPost không chỉ tìm đối tác để gia tăng tiềm lực tài chính mà chủ yếu tìm đối tác có công nghệ hàng đầu, quản trị tốt và có kinh nghiệm trong chuyển phát để có thể hỗ trợ chúng tôi tăng trưởng ổn định, bền vững trong giai đoạn thị trường cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay”.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận