Infographic: Cuộc đua trở thành “siêu ứng dụng” của Grab và Go-Jek

Infographic: Cuộc đua trở thành “siêu ứng dụng” của Grab và Go-Jek

Mục tiêu của Go-Jek và Grab không còn dừng lại ở giúp mọi người di chuyển từ A đến B. Thay vào đó, hai đối thủ muốn trở thành “siêu ứng dụng” trong cuộc sống hàng ngày của người dân Đông Nam Á. Ngoài phát triển nền tảng thanh toán điện tử riêng, Grab và Go-Jek còn dấn thân vào các dịch vụ theo yêu cầu, bao trùm mọi thứ từ hậu cần đến thực phẩm. Gần đây nhất, họ bắt đầu cho vay và bảo hiểm. Với hàng tỷ USD vốn đầu tư và nhiều tên tuổi lớn đứng sau, cuộc đua giữa Grab và Go-Jek đang diễn ra vô cùng căng thẳng.

Dưới đây là những cột mốc trên đường đua trở thành “siêu ứng dụng” của hai bên:

Infographic: Cuộc đua trở thành “siêu ứng dụng” của Grab và Go-Jek

Cho đến nay, số tiền Grab gọi được là 6,6 tỷ USD qua 8 vòng gọi vốn, còn Go-Jek là 3,3 tỷ USD qua 7 vòng. Dù vậy, Grab mới mua lại 2 startup trong khi Go-Jek đã “thôn tính” 9 startup khác.

Infographic: Cuộc đua trở thành “siêu ứng dụng” của Grab và Go-Jek

Go-Jek xuất phát sớm hơn vào năm 2010, khởi đầu như một dịch vụ gọi điện thoại đặt xe ôm tại Indonesia. Một năm sau, Grab mới ra mắt với tên gọi MyTeksi, cho phép mọi người gọi xe trên smartphone. Năm 2012, MyTeksi mở rộng sang Malaysia, bắt đầu hợp tác với các hãng taxi truyền thống.

Infographic: Cuộc đua trở thành “siêu ứng dụng” của Grab và Go-Jek

Năm 2013, công ty tiến vào thị trường Singapore, Thái Lan và Philippines với tên gọi GrabTaxi. Năm 2014, GrabTaxi có mặt tại Indonesia, Việt Nam. Lúc này, GrabTaxi được biết đến như một “unicorn startup” hay “kỳ lân”, một thuật ngữ mà nhà đầu tư Aileen Lee đưa ra để mô tả các công ty khởi nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian ngắn.

Infographic: Cuộc đua trở thành “siêu ứng dụng” của Grab và Go-Jek

Năm 2015, Go-Jek giới thiệu ứng dụng di động và bổ sung các dịch vụ theo yêu cầu khác như giao hàng, giao đồ ăn, giao thịt, giao đồ tạp hóa, mat-xa, bán vé sự kiện. Cùng năm này, GrabBike hoạt động tại Indonesia. Đến năm 2016, Go-Jek có thêm dịch vụ gọi xe ô tô; mua lại startup fintech MVCommerce. Giấy phép tiền điện tử của MVCommerce cho phép Go-Jek mở ví điện tử Go-Pay. Công ty cũng được công nhận là một “unicorn startup”.

Infographic: Cuộc đua trở thành “siêu ứng dụng” của Grab và Go-Jek

Năm 2017, Grab mua lại startup thanh toán Indonesia Kudo để thúc đẩy ví điện tử GrabPay. Go-Jek tiếp tục củng cố Go-Pay với hàng loạt thương vụ mua bán startup fintech địa phương là Kartuku , Midtrans và Mapan. Trong khi đó, GrabPay phát triển từ việc chỉ cho trả tiền chuyến đi đến thanh toán phi tiền mặt tại các cửa hàng ở Singapore.

Infographic: Cuộc đua trở thành “siêu ứng dụng” của Grab và Go-Jek

Năm 2018, Grab mua lại mảng kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á, sáp nhập dịch vụ giao đồ ăn UberEats với GrabFood. Go-Jek bắt đầu cho vay và các dịch vụ tài chính khác và Grab cũng vậy. Grab còn bắt tay với Mastercard để thanh toán trên toàn cầu. Go-Jek tuyên bố kế hoạch dành 500 triệu USD để mở rộng sang thị trường nước ngoài lần đầu tiên trong lịch sử, tiết lộ Get và Go-Viet cho Thái Lan và Việt Nam. Trong khi đó, Grab ra mắt GrabPlatform API cho lập trình viên bên thứ ba. Go-Viet triển khai tại Việt Nam cũng là lúc GrabCycle, dịch vụ “xe đạp công nghệ”, được nhận giấy phép hoạt động tại Singapore.

Infographic: Cuộc đua trở thành “siêu ứng dụng” của Grab và Go-Jek

Ngoài ra, Go-Jek đầu tư vào ứng dụng tin tức Kumparan thông qua công ty đầu tư mạo hiểm Go-Ventures. Grab cũng ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm và vườn ươm Grab Ventures. Gần đây nhất, Go-Jek bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký tài xế tại Singapore và thử nghiệm dịch vụ “thẻ tín dụng ảo” cho thanh toán trong ứng dụng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận