Jack Ma chính thức từ chức Chủ tịch Alibaba: Nhìn lại các cột mốc đáng nhớ nhất của công ty

Jack Ma chính thức từ chức Chủ tịch Alibaba: Nhìn lại các cột mốc đáng nhớ nhất của công ty

Jack Ma chính thức từ chức Chủ tịch Alibaba: Nhìn lại các cột mốc đáng nhớ nhất của công ty

2019 là năm quan trọng với Alibaba. Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc kỷ niệm 20 năm thành lập, đồng thời Chủ tịch Jack Ma cũng từ chức vào ngày 10/9. Kể từ khi ra đời năm 1999, Alibaba đã phát triển từ một công ty thương mại điện tử truyền thống sang một tập đoàn tham gia đủ mọi lĩnh vực, từ hậu cần tới giao đồ ăn, điện toán đám mây. Nay, Alibaba được định giá hơn 460 tỷ USD.

Nhân dịp này, cùng nhìn lại một số khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử Alibaba:

Tháng 4/1999: Hành trình bắt đầu

Jack Ma chính thức từ chức Chủ tịch Alibaba: Nhìn lại các cột mốc đáng nhớ nhất của công ty
Jack Ma chính thức từ chức Chủ tịch Alibaba: Nhìn lại các cột mốc đáng nhớ nhất của công ty

Jack Ma tổ chức cuộc họp trong căn hộ của mình năm 1999, cùng năm thành lập Alibaba

Alibaba được thành lập bởi một nhóm 18 người, dẫn đầu là Jack Ma. Nhóm làm việc tại căn hộ của Ma tại Hàng Châu. Đây cũng là nơi Alibaba đặt trụ sở hiện tại. Website đầu tiên của công ty là Alibaba.com, dùng tiếng Anh. Trong cùng năm 1999, họ ra mắt thêm một chợ bán buôn dành cho người dân trong nước.

Tháng 1/2000: SoftBank đầu tư

Jack Ma chính thức từ chức Chủ tịch Alibaba: Nhìn lại các cột mốc đáng nhớ nhất của công ty

Jack Ma và Masayoshi Son bắt tay sau khi SoftBank dẫn đầu nhóm đầu tư "rót" 20 triệu USD vào Alibaba tháng 1/2000

Alibaba nhận được 20 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư, đứng đầu là SoftBank . Ông nói về CEO Masayoshi Son: “Chúng tôi không nói về doanh thu hay thậm chí mô hình kinh doanh. Chúng tôi chia sẻ tầm nhìn chung. Cả hai đều ra quyết định nhanh chóng”. Đó chính là khoản đầu tư đã giúp Alibaba phát triển.

Tháng 5/2003: Taobao ra đời

Taobao là nền tảng mua sắm trực tuyến của Alibaba, nơi các thương nhân đăng hàng để bán. Trong năm tài khóa 2019, tổng giá trị giao dịch trên Taobao đạt 3,11 nghìn tỷ nhân dân tệ. Doanh thu từ Taobao đóng vai trò quan trọng trong mảng kinh doanh thương mại cốt lõi của Alibaba.

Tháng 12/2004: Ra mắt Alipay

Alipay là một trong hai nền tảng thanh toán lớn của Trung Quốc cùng với WeChat Pay của Tencent. Hệ thống dựa trên mã QR, khách hàng có thể quét mã để trả tiền tại cửa hàng. Alipay cũng dùng trên các cửa hàng trực tuyến. Dù vậy, Alipay lại là món tài sản gây tranh cãi trong lịch sử Alibaba, khiến Jack Ma xung đột với các cổ đông là Yahoo và SoftBank.

Tháng 8/2005: Yahoo trở thành cổ đông lớn nhất

Yahoo rót 1 tỷ USD để có được 40% cổ phần trong Alibaba, trở thành cổ đông lớn nhất. Theo thỏa thuận, Alibaba kiểm soát mảng kinh doanh của Yahoo tại Trung Quốc.

Tháng 11/2007: IPO Hong Kong

Trước khi Alibaba “lên sàn” tại Mỹ năm 2014, họ đã phát hành cổ phiếu lần đầu tại Hong Kong năm 2007. Vào ngày đầu tiên, cổ phiếu Alibaba tăng vọt từ 13,5 HKD lên 39,5 HKD.

Tháng 4/2008: Tmall ra mắt

Alibaba ra mắt sản phẩm có tên Taobao Mall và vài năm sau tách ra thành Tmall. Cùng với Taobao, Tmall nay là một trong các tài sản thương mại điện tử lớn nhất của công ty xét về doanh thu.

Tmall là nơi để các nhãn hàng nước ngoài mở cửa hàng trực tuyến, bán cho người dùng Trung Quốc. Các thương hiệu xa xỉ, nhà sản xuất điện tử, thậm chí cả Starbucks đều có gian hàng trên này.

Tháng 9/2009: Kinh doanh đám mây

Alibaba mở bộ phận đám mây năm 2009 và nay là một trong những nhà cung cấp lớn nhất Trung Quốc. Điện toán đám mây đem về nguồn thu lớn thứ hai cho công ty, cũng là bộ phận tăng trưởng nhanh nhất.

CEO Daniel Zhang từng nói đám mây sẽ thay thế thương mại điện tử trở thành mảng kinh doanh chính trong tương lai.

Tháng 11/2009: Ngày mua sắm độc thân

Ngày độc thân 11/11 là sự kiện mua sắm lớn nhất năm của Trung Quốc. Đây là ý tưởng được ông Zhang khởi xướng. Các nhà bán lẻ tung ra các chương trình giảm giá khổng lồ và biến ngày 11/11 thành lễ hội hàng tỷ USD.

Tổng giá trị giao dịch trong ngày 11/11/2009 trên Alibaba đạt 7,8 triệu USD. Năm 2018, giá trị đạt 30,8 tỷ USD. Bản thân ông Zhang chưa từng nghĩ có thể biến ngày này thành một ngày thương mại cho toàn bộ xã hội.

Tháng 5/2011: Tranh cãi Alipay

Alibaba bán quyền kiểm soát Alipay cho một nhóm do Jack Ma kiểm soát. Thời điểm đó, công ty nói rằng nó là vì quy định mới của ngân hàng trung ương. Họ quy định các dịch vụ thanh toán trực tuyến phải có giấy phép đặc biệt.

Dù vậy, Yahoo lại nói việc mua bán này xảy ra mà họ không hề hay biết. Điều đó gây lo lắng về cơ cấu quản lý của Alibaba. Yahoo, SoftBank và Alibaba cuối cùng đi đến thỏa thuận cũng trong năm này: Alibaba sẽ được trả ít nhất 2 tỷ USD nhưng không quá 6 tỷ USD nếu Alipay lên sàn; Alipay cũng phải trả phí bản quyền và tiếp tục phục vụ Taobao.

Tháng 6/2012: Rời sàn Hong Kong

Chỉ 5 năm sau khi lên sàn Hong Kong, Alibaba đã rút lui và trở thành công ty tư nhân. Công ty trả 2,45 tỷ USD đẻ mua lại 27% cổ phần Alibaba.com mà công chúng đang nắm giữ. Ông Ma cho biết quyết định nhằm giúp công ty đưa ra các quyết định dài hạn vì lợi ích của khách hàng và không bị áp lực vì là một công ty đại chúng.

Tháng 9/2012: Mua lại cổ phần Yahoo trong Alibaba

Alibaba đã mua lại một nửa cổ phần Yahoo đang nắm giữ với giá 7,6 tỷ USD. Có thể nói, Yahoo đã “lời to” so với khoản đầu tư 1 tỷ USD ban đầu.

Tháng 9/2014: New York IPO

Jack Ma chính thức từ chức Chủ tịch Alibaba: Nhìn lại các cột mốc đáng nhớ nhất của công ty

CEO Jack Ma vẫy tay khi đến sàn chứng khoán New York ngày 19/9/2014

Alibaba lên sàn chứng khoán New York và được xem là vụ IPO lớn nhất lịch sử. Gã khổng lồ huy động được khoảng 25 tỷ USD trong ngày giao dịch đầu tiên. Hiện nay, giá cổ phiếu Alibaba đã tăng hơn 150% giá trị.

Tháng 10/2014: Ant Financial thành lập

Sau vụ tranh cãi Alipay, Ant Financial thành lập để không chỉ quản lý hệ thống thanh toán này mà còn các dịch vụ tài chính khác. Nó cho thấy định hướng thúc đẩy công nghệ tài chính (fintech) của Alibaba. Ant Financial hiện là doanh nghiệp fintech lớn nhất Trung Quốc, giá trị khoảng 150 tỷ USD.

Tháng 4/2016: Lấn sân toàn cầu

Từ khi thành lập 20 năm trước, Alibaba luôn đặt mục tiêu phục vụ thị trường nội địa: giúp doanh nghiệp nội và ngoại bán hàng cho khách hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, tháng 4/2016, công ty mua cổ phần trong Lazada của Singapore, đánh dấu bước đi đầu tiên trên thị trường quốc tế.

Tháng 2/2018: Alibaba mua cổ phần Ant

Alibaba mua 33% cổ phần Ant Financial. Điều này khả thi nhờ vào một điều khoản trong hợp đồng giữa hai công ty từ năm 2014 khi Ant được mở.

Tháng 9/2019: Jack Ma từ chức Chủ tịch

Tháng 9/2018, Alibaba thông báo Jack Ma sẽ từ chức Chủ tịch ban quản trị vào một năm sau, chính là ngày 10/9/2019. CEO Zhang sẽ thay thế vị trí của ông Ma. Tỷ phú vẫn trong ban giám đốc cho đến năm 2020.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận