Lo chiến tranh thương mại, các hãng sản xuất iPhone và latop tháo chạy khỏi Trung Quốc

Lo chiến tranh thương mại, các hãng sản xuất iPhone và latop tháo chạy khỏi Trung Quốc

Chủ tịch Foxconn Technology Group Terry Gou - người trở thành tỷ phú nhờ hợp tác gia công các sản phẩm cho Apple Inc - mở đầu cuộc tẩu thoát khi mở một nhà máy sản xuất màn hình với kinh phí xây dựng 10 tỷ USD tại trung tâm của châu Mỹ, một động thái mà ngay lúc này khi nhìn lại, chúng ta phải thốt lên rằng dường như vị Chủ tịch này là một nhà tiên tri thì phải. Khi mà căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đang ngày một leo thang, những "đồng nghiệp" của ông tại Đài Loan cũng bắt đầu nghĩ đến kế hoạch đưa dây chuyền sản xuất ra nước ngoài hoặc sẵn sàng các giải pháp dự phòng dành cho các nhà máy mới đắt đỏ của họ.

Lo chiến tranh thương mại, các hãng sản xuất iPhone và latop tháo chạy khỏi Trung Quốc

Các tập đoàn lớn nhất Đài Loan hình thành nên một mối liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, lắp ráp các thiết bị tại các cơ sở sản xuất rộng khắp Trung Quốc cho các công ty như HP Inc. và Dell, sau đó dán nhãn các thương hiệu này lên sản phẩm. Tuần trước, lãnh đạo các tập đoàn, bao gồm CEO của Pegatron Corp. và Inventec Corp., đã tuyên bố trong các cuộc họp cổ đông rằng họ đã tìm ra giải pháp để giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại. Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa chú ý vào các sản phẩm điện tử tiêu dùng, phía Đài Loan vẫn lo sợ rằng vị Tổng thống này sẽ xếp các sản phẩm của họ vào "chung thuyền" với số hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc vốn có tổng trị giá lên đến 200 tỷ USD, từ đó xóa sạch các khoản lợi nhuận biên vốn đã vô cùng ít ỏi từ trước đến nay.

"Chúng tôi đã bắt đầu một cơ chế nhằm giảm bớt những nguy cơ hiện tại xuất phát từ các xung đột thương mại" - Liao Syh-Jang, CEO của hãng lắp ráp iPhone Pegatron nói. Trước mắt, hãng này sẽ mở một nhà máy tại Cộng hòa Séc, Mexico và ngay tại quê nhà. Về lâu dài, họ sẽ tiến đến Ấn Độ hay Đông Nam Á - theo tiết lộ của Giám đốc Tài chính Charles Lin.

Sáu hãng sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất tại Đài Loan - gồm Compal Electronics Inc., Hon Hai Precision Industry Co. (thuộc Foxconn), Inventec, Pegatron, Quanta Computer Inc., và Wistron Corp. - đạt tổng doanh thu 296 tỷ USD trong năm 2017, gần bằng GDP của Pakistan. Dù số liệu chính phủ cho thấy các thương vụ đầu tư của các công ty Đài Loan vào Trung Quốc đã đạt đỉnh trong năm 2010, đến nay, sự hiện diện của các công ty này vẫn cực kỳ đáng gờm: 15 trong số 20 nhà xuất khẩu hàng đầu từ châu Á sang Mỹ trong năm 2016 có nguồn gốc từ Đài Loan. Mỗi nhà xuất khẩu trong nhóm 15 đó là các công ty con của 6 hãng sản xuất theo hợp đồng nói trên.

Những động thái sắp diễn ra này khiến chúng ta nhớ lại một xu hướng đang ngày một mạnh lên trong những năm gần đây. Việc giá lao động tăng cao đã dẫn đến việc các hãng sản xuất phải xem xét những giải pháp dự phòng, bao gồm thiết lập các nhà máy quy mô nhỏ hơn ở những nơi gần hơn với thị trường khu vực. Hiện nay, những nơi đó đóng vai trò các cơ sở mở rộng.

"Việc các công ty Đài Loan đa dạng hóa sản phẩm của họ là quan trọng khi mà tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không kết thúc trong một sớm một chiều" - Wu Chung-shu, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Chung-Hua của Đài Bắc nói.

Trong số các hãng khác đang chuẩn bị để thực hiện chuyển đổi còn có Inventec, một nhà cung ứng quan trọng của Apple, cùng với Quanta và Compal. Quanta và Compal, hai nhà sản xuất laptop cho hầu hết các nhãn hiệu lớn trên thế giới, cho biết họ có thể tăng năng suất trong các nhà máy ở ngoài Trung Quốc nếu cần thiết.

Phó Chủ tịch Compal, Ray Chen, nói rằng lắp ráp máy tính xách tay ngoài lãnh thổ Trung Quốc có thể sẽ khiến họ tốn thêm ít nhất 3% trên mỗi sản phẩm. Nhưng bù lại, họ chẳng thu được điều gì đáng kể: hệ số biên lợi nhuận gộp vẫn ở trên mức 3% một chút vào quý trước, còn lợi nhuận thì ít ỏi và có thể phải đổ hết vào tiền thuế. Đây là một hiện tượng xảy ra với cả ngành công nghiệp: đối thủ Quanta cũng chỉ khoảng 4,5% mà thôi.

Lo chiến tranh thương mại, các hãng sản xuất iPhone và latop tháo chạy khỏi Trung Quốc

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp công nghệ nói chung và di động nói riêng

"Chúng tôi sẽ thực hiện những điều chỉnh linh động để ngay cả khi thuế mới đánh vào các mặt hàng xuất khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc, chúng tôi sẽ có thể giảm thiểu thiệt hại" - Một giám đốc của Inventec là David Ho nói. Ho hiện đang quản lý bộ phận sản xuất AirPods và HomePods, cũng như các loại loa thông minh cho Sonos Inc.

Trên thực tế, nhiều kế hoạch dự phòng vẫn chưa được hoàn thành, và các lãnh đạo công ty đang tỏ ra khá lo lắng về việc đưa ra cam kết xét những thách thức trong việc di chuyển dây chuyền sản xuất vĩnh viễn, cả về mặt hậu cần, kho vận, lẫn chính trị. Nhiều công ty Đài Loan khá lưỡng lự không dám chọc giận Trung Quốc - một quốc gia rất chào đón các tập đoàn đến từ một đảo quốc luôn được xem là một phần của Trung Quốc. Và cho đến lúc này, có khá ít dấu hiệu cho thấy sắp có một cuộc "di cư" toàn diện xảy ra. Ví dụ, Inventec sẽ xây dựng ít nhất một nhà máy mới tại Trung Quốc và sẽ đi vào sản xuất vào năm sau.

Nhưng những đe dọa từ phía Chính quyền Trump chắc chắn sẽ khiến họ phải suy nghĩ. Chủ tịch Quanta là Barry Lam nói rằng công ty của ông có thể tăng cường sản xuất tại California và Tennessee hoặc Đức. Phía Compal cũng có dự định tương tự ở Mexico, Ba Lan, Đài Loan hoặc Việt Nam.

"Giữa tình hình thuế quan phức tạp, chuyển hướng đầu tư về phương Nam là một giải pháp hợp lý đối với các công ty Đài Loan, trong bối cảnh những ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc đang giảm dần, Chính phủ Đài Loan đẩy mạnh chính sách đầu tư hướng Nam và giá lao động Trung Quốc ngày càng tăng cao" - Angela Hsieh, nhà kinh tế học khu vực của Ngân hàng Barclays tại Singapore nhận định.

Theo Bloomberg

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận