Lo ngại độc quyền, Xiaomi, OPPO và Vivo đồng loạt phản đối ý đồ thâu tóm Qualcomm của Broadcom

Lo ngại độc quyền, Xiaomi, OPPO và Vivo đồng loạt phản đối ý đồ thâu tóm Qualcomm của Broadcom

Xiaomi, OPPO và Vivo - ba nhà sản xuất smartphone lớn nhất tại Trung Quốc - đã công khai phản đối tham vọng thâu tóm gã khổng lồ chip di động Qualcomm của tập đoàn Broadcom.

Theo các công ty này, việc sáp nhập của hai công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới sẽ tạo ra thế độc quyền và dập tắt mọi sự sáng tạo đổi mới trong lĩnh vực sản xuất chip.

Lo ngại độc quyền, Xiaomi, OPPO và Vivo đồng loạt phản đối ý đồ thâu tóm Qualcomm của Broadcom

Cả ba nhà sản xuất smartphone đều tuyên bố họ lo lắng rằng việc nghiên cứu và phát triển sẽ bị bóp nghẹt nếu Broadcom nắm quyền kiểm soát Qualcomm. Một khi thoả thuận sáp nhập được thông qua, Broadcom sẽ thống trị thị trường chip bán dẫn không dây trên mọi smartphone hiện nay.

Các nhà sản xuất smartphone hiện nay lệ thuộc rất nhiều vào nguồn cung chip xử lý từ Qualcomm để trang bị cho các thiết bị của mình. Trong khi các công ty như Samsung và Huawei đã có thể phát triển các con chip của riêng họ, thì hầu hết các nhà sản xuất smartphone khác vẫn phải dựa vào chip của một số nhà sản xuất chip như Qualcomm hay MediaTek.

Lin Bin - đồng sáng lập của Xiaomi - đã phát biểu tại một hội thảo do Qualcomm tài trợ rằng: "Vấn đề mà chúng tôi lo lắng nhất là nếu thoả thuận sáp nhập hoàn thành, liệu có còn các đợt đầu tư trong tương lai hay không? Không có đầu tư, toàn bộ ngành công nghiệp sẽ không thể phát triển tốt. Do đó, từ quan điểm đã nêu, Xiaomi hoàn toàn ủng hộ Qualcomm không 'bán mình'".

Lo ngại độc quyền, Xiaomi, OPPO và Vivo đồng loạt phản đối ý đồ thâu tóm Qualcomm của Broadcom

Hội thảo do Qualcomm tài trợ, với sự tham gia của Xiaomi, OPPO, Vivo...

Về phía OPPO, CEO Tony Chen cho rằng dù Broadcom nổi tiếng về những thoả thuận tài chính, nhưng hãng này lại thiếu kinh nghiệm trong phát triển công nghệ. Giám đốc ZTE và đại diện Motorola cũng lên tiếng phản đối vụ sáp nhập này.

Sự việc các hãng smartphone đồng loạt lên tiếng này diễn ra chỉ vài ngày sau khi một số hãng smartphone Trung Quốc đạt được thoả thuận hợp tác với Qualcomm để phát triển các thiết bị không dây thế hệ thứ 5. Họ đã lập nên một liên minh, trong đó có cả nhà sản xuất thiết bị mạng nổi tiếng ZTE Corp.

Được biết, Qualcomm đã từ chối lời đề nghị ban đầu của Broadcom, bởi hãng này cho rằng Broadcom đã định giá mình quá thấp. Broadcom sau đó đã nâng mức giá đề xuất lên 130 tỷ USD, đồng thời lên kế hoạch thay thế hội đồng quản trị hiện tại của Qualcomm bằng hội đồng quản trị do mình đề xuất vào tháng 3 năm sau.

CEO của Qualcomm - Steve Mollenkopf - nhấn mạnh rằng thoả thuận nào không mang lại "lợi ích thực sự nào về mặt giá trị" cho Qualcomm. Nếu thoả thuận về giá này được tăng lên thì đây có lẽ sẽ là vụ sáp nhập lớn nhất từng có trong lịch sử ngành công nghệ. Tuy nhiên, có vẻ như thoả thuận này sẽ rất ít có khả năng xảy ra bởi quyền lực mà công ty mới được tạo ra sau vụ sáp nhập sẽ là quá lớn đối với ngành công nghiệp đang bùng nổ này.

Minh.T.T

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận