Lọc không khí: Không phải máy lọc nào cũng hiệu quả

Lọc không khí: Không phải máy lọc nào cũng hiệu quả

Ô nhiễm không khí ngay cả trong phòng kín

Lọc không khí: Không phải máy lọc nào cũng hiệu quả - 1

Thời gian gần đây, Hà Nội, TP. HCM, cùng một số khu vực tỉnh thành vẫn đang hứng chịu những đợt ô nhiễm không khí kéo dài liên tục, khiến chất lượng không khí ở một loạt khu vực đều ở mức kém, luôn có hiện tượng giống như sương mù dày đặc vào sáng sớm và khi trời tối.

Tuy nhiên ngay cả khi đóng cửa ở trong nhà, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn sẽ khiến bạn phải bất ngờ. Một số nghiên cứu tiết lộ rằng chất lượng không khí trong phòng kín thậm chí còn tệ hơn từ 5-10 lần so với ngoài trời.

Trong đó, nguy hại nhất phải kể tới các vi khuẩn ẩm mốc, hay lượng khí độc Carbon dioxide trong phòng kín thường cao hơn nhiều lần so với ngưỡng tiêu chuẩn.

John Koetsier, một biên tập viên của tờ Forbes từng thử lắp cảm biến đo chất lượng không khí tại căn nhà của anh, và phát hiện rằng lượng khí CO2 thường xuyên vượt qua tỷ lệ 5.000 trên 1 triệu, tức gấp 5 lần so với mức an toàn.

Trong khi đó, không khí ngoài trời thường có tỷ lệ CO2 ở mức tốt, khoảng 250 - 350 phần triệu. Bắt đầu từ 1.000, cơ thể người bắt đầu có những phản xạ mệt mỏi, buồn ngủ. Ở mức 2.000 - 5.000 các triệu chứng như đau đầu, tăng nhịp tim và buồn nôn nhẹ sẽ xuất hiện.

Lọc không khí: Không phải máy lọc nào cũng hiệu quả - 2

Chất lượng không khí trong phòng kín có thể tệ hơn từ 5-10 lần so với ngoài trời.

Để giải quyết vấn đề này, máy lọc không khí được xem giải pháp duy nhất cho thấy tính hữu hiệu. "Nếu không có một chiếc máy lọc không khí trong nhà, chính bạn sẽ trở thành máy lọc không khí", Christoph Burkhardt, CEO của OneLife - một nhà sản xuất máy lọc không khí của Đức cho biết.

Thật vậy, nghiên cứu từ trường Đại học Edinburgh chỉ ra rằng phổi của con người có thể lọc và giữ lại các hạt bụi mịn có kích thước từ 30 nm trở lên.

Trong trường hợp các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn, chúng có thể đi xuyên qua phổi để vào máu. Tại đây, chúng tiếp tục bị tích lũy lại ở gan và thận, nơi có các màng lọc tự nhiên với mắt lưới chỉ khoảng 5 nm.

Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiếp xúc với các hạt mịn và tử vong sớm do bệnh tim và phổi. Bụi mịn cũng được biết là nguyên nhân gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh mãn tính như hen suyễn, viêm phế quản và các vấn đề hô hấp khác.

Ngoài ra, bất kể khi bụi mịn tích tụ tại đâu trong cơ thể, chúng đều có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn, bao gồm cả các căn bệnh ung thư như ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư phổi..

Không phải máy lọc nào cũng hiệu quả

Lọc không khí: Không phải máy lọc nào cũng hiệu quả - 3

Mặc dù là phương pháp tất yếu nếu muốn làm sạch không khí, song máy lọc không khí nào cũng có những ưu nhược điểm của nó. Christoph Burkhardt chỉ ra rằng không phải tất cả các máy lọc không khí đều sử dụng các công nghệ và cho hiệu quả tương đương nhau.

Điển hình như các dòng máy lọc không khí sử dụng công nghệ ion khá phổ biến hiện nay, với ưu điểm phát ra các ion âm ra không khí, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm mốc, mùi khó chịu. Tuy nhiên, điểm trừ của loại này đó là thường xuyên sản sinh ra khí ozone, với nguy cơ gây hại cho đường hô hấp, cũng như giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.

Một số máy lọc khác sử dụng màng lọc HEPA để loại bỏ bụi mịn trong không khí khá hiệu quả. Tuy nhiên vấn đề là theo thời gian, khi bụi bám vào màng lọc mà chưa được làm sạch, thì sẽ khiến hiệu quả kém đi rõ rệt.

Nếu muốn cải thiện tình trạng này, bạn buộc phải thay thế các bộ lọc HEPA, mà chi phí thường rất tốn kém. Thí dụ như bộ lọc Glass HEPA với màng lọc carbon bên trong của Dyson có giá tới 99 USD (2,2 triệu đồng). Trong khi đó, các màng lọc HEPA xuất xứ từ Trung Quốc có giá chỉ bằng 1/10, nhưng hiệu quả thấp hơn khá nhiều.

Lọc không khí: Không phải máy lọc nào cũng hiệu quả - 4

Máy lọc không khí sử dụng công nghệ trường plasma

Để giải quyết tất cả những vấn đề này, công ty OneLife của Christoph Burkhardt hiện đang nghiên cứu và dự kiến sẽ giới thiệu công nghệ lọc không khí bằng trường plasma tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2020.

Phương pháp này tạo ra một trường plasma rất nhỏ nơi mà các hạt bụi phải bay qua và hoạt động tương tự như công nghệ lọc ion, nhưng không hề sinh ra ozone. Ngoài ra, nó cũng không tạo ra tiếng ồn, và tiết kiệm năng lượng một cách triệt để vì không cần sử dụng tới những bộ máy thổi khí ở tốc độ cao.

Tuy nhiên, chi phí để trang bị giải pháp nêu trên không hề rẻ. Cụ thể, mức giá của mỗi chiếc máy lọc plasma của OneLife sẽ dao động từ khoảng 700-1000 USD, tương đương 16-23 triệu VNĐ.

Nguyễn Nguyễn

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận