Mạng xã hội TikTok đã phát triển thần tốc như thế nào?

Mạng xã hội TikTok đã phát triển thần tốc như thế nào?

Mạng xã hội TikTok đã phát triển thần tốc như thế nào?

TikTok ngày càng phổ biến và đang được rất nhiều người sử dụng.

TikTok và ứng dụng "chị em" Douyin đã đạt 1 tỷ lượt tải trên toàn cầu

TikTok, một ứng dụng chia sẻ video được thiết kế bởi một công ty công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh tên là ByteDance, đã trở thành ứng dụng đầu tiên của Trung Quốc đạt vị trí số 1 trong Apple App Store vào tháng 11 năm ngoái.

TikTok ra mắt vào năm 2017, dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. ByteDance trước đây đã ra mắt Douyin cho thị trường Trung Quốc vào tháng 9/2016. TikTok và Douyin sử dụng cùng một phần mềm, nhưng duy trì các mạng riêng biệt để tuân thủ các hạn chế kiểm duyệt của Trung Quốc. Ứng dụng cho phép người dùng tạo các video nhạc ngắn và hát nhép từ 3 đến 15 giây và các video lặp ngắn từ 3 đến 60 giây. Đây là một nền tảng video ngắn hàng đầu ở châu Á, Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới. TikTok không có sẵn ở Trung Quốc và các máy chủ của nó có trụ sở tại các quốc gia nơi có ứng dụng này.

Năm 2018,  TikTok có mặt ở hơn 150 thị trường và có 75 ngôn ngữ. Vào tháng 2/2019, TikTok, cùng với Douyin, đã đạt một tỷ lượt tải xuống trên toàn cầu.

Trước khi TikTok là TikTok, nó là một ứng dụng nhép môi của Thượng Hải có tên là Musical.ly, ứng dụng này có cả ở Mỹ và Trung Quốc. Vào năm 2017, ByteDance, công ty xây dựng các thuật toán cho TikTok, đã mua Musical.ly để tạo ra một nền tảng toàn cầu quan trọng cho các nhà sáng tạo nội dung và thương hiệu tham gia vào các thị trường mới. Tháng 8 năm ngoái, ByteDance đã hợp nhất với Musical.ly với TikTok, cũng hoạt động dưới thương hiệu Douyin tại Trung Quốc.

Theo trang BuzzFeed, TikTok và Douyin là hai “ứng dụng chị em” của Trung Quốc, mỗi ứng dụng lại tự điều chỉnh theo nhu cầu địa phương. Douyin chỉ có ở Trung Quốc - hiện là  ứng dụng video ngắn phổ biến nhất. Nó tương tự như TikTok - không có ở Trung Quốc - mặc dù các ứng dụng có một số công cụ khác nhau. Các máy chủ TikTok không đặt tại Trung Quốc, chỉ đặt ở các quốc gia có sẵn ứng dụng này.

Mặc dù hai ứng dụng này là “chị em” – song các video trên Douyin tuân theo các quy tắc kiểm duyệt của Trung Quốc và chỉ có thể được xem trong ứng dụng Douyin, ứng dụng chỉ có thể truy cập được thông qua các cửa hàng ứng dụng Trung Quốc.

Douyin thực sự là một sản phẩm ấn tượng, được phát triển trong 200 ngày và trong vòng một năm đã có 100 triệu người dùng, với hơn 1 tỷ video được xem mỗi ngày. Đặc biệt, nhóm phát triển Douyin chỉ có 8 người.

TikTok đã bị nhà đầu tư lắc đầu từ chối khi startup gọi vốn

TikTok tích hợp vô số hiệu ứng đặc biệt, âm nhạc và sticker bằng công nghệ AI, tạo nên sự sống động cho video thông qua việc sử dụng phần mềm nhận diện chuyển động của cơ thể. Một trong các tính năng được ưa thích nhất là hát nhép, xuất hiện nhan nhản trên khắp các mạng xã hội. Nhà phát triển còn giới thiệu vài tính năng mới để cho 2 người tương tác cùng nhau. Nói cách khác, ứng dụng biến smartphone thành studio, dễ dùng như trang bị công nghệ hiện đại để giúp người dùng thỏa mãn bày tỏ ý tưởng.

Như đã nói, Bytedance là công ty đứng sau ứng dụng âm nhạc và mạng xã hội TikTok , đang trên đà trở thành startup lớn nhất thế giới. Zhang Yiming (Trương Nhất Minh) là người đã sáng lập nên Bytedance. Khi khởi nghiệp, ông giới thiệu ý tưởng về ứng dụng tổng hợp tin tức vận hành bằng trí tuệ nhân tạo, các nhà đầu tư, trong đó có Sequio Captital, đã không khỏi hoài nghi. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào một kỹ sư phần mềm trẻ tuổi được đào tạo tại Trung Quốc có thể đánh bật các cổng thông tin của “ông trùm” mạng xã hội như Tencent và khai thác lợi nhuận tại lĩnh vực mà ngay cả Google cũng thất bại. Cuối cùng, Bytedance đã bị các nhà đầu tư từ chối.

Điều mà Zhang nhận thức được vào năm 2012 là người dùng di động Trung Quốc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin họ quan tâm trên nhiều ứng dụng, một phần vì chính sách kiểm duyệt thông tin. Tuy nhiên, Zhang nhanh chóng thực hiện tầm nhìn ban đầu là cung cấp nội dung thông qua AI, gần giống với bảng tin trên Facebook.

Giờ đây, theo số liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower (Mỹ), TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều thứ ba trong quý đầu tiên của năm nay trên toàn cầu. Theo thông tin trên Nikkei mới đây, Việt Nam là một trong những thị trường Đông Nam Á phát triển nhanh nhất với TikTok, nền tảng đã có 12 triệu người dùng thường xuyên vào cuối tháng 3. Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách của TikTok Việt Nam, cho biết, TikTok có hơn 1.000 người sáng tạo nội dung chính thức và công ty muốn tăng gấp ba số người sáng tạo nội dung chính thức lên 3.000 vào cuối năm nay. Tính đến cuối năm 2018, mỗi người dùng Việt Nam đã dành trung bình 28 phút mỗi ngày cho TikTok. Khoảng thời gian từ 18h đến 20h tối thứ Sáu và thứ Bảy ghi lại số lượt truy cập trang web nhiều nhất.  Nhiều bạn trẻ đang ngày càng yêu thích TikTok và giảm thời gian vào Facebook, YouTube.

Vì sao ứng dụng mạng xã hội TikTok lại có thể phát triển thần kỳ như vậy, khi họ mới chỉ ra đời cách đây khoảng 2 năm? Trong bài viết tiếp theo, ICTnews sẽ phân tích một số chiến lược mà TikTok đã áp dụng, góp phần mang lại thành công của ứng dụng này. Mời các bạn đón xem.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận