Ngành đồ gỗ Việt và hành trình chinh phục thị trường quốc tế

Ngành đồ gỗ Việt và hành trình chinh phục thị trường quốc tế

Ngành gỗ của Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USD mỗi năm, đưa nước này trở thành quốc gia thứ năm trên thế giới về chế biến và xuất khẩu gỗ. Việt Nam hiện là một trong các nhà xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới vào Mỹ, ghi nhận từ sản phẩm thô đến sản phẩm có tính hoàn thiện cao. Năm 2022, thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt đã được mở rộng đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, nội ngoại thất trong nước đã tích cực tìm kiếm các cơ hội kết nối với các đối tác nước ngoài thông qua nhiều hoạt động sôi nổi hàng năm, chẳng hạn như hội chợ và triển lãm thương mại quốc tế, giúp ngành này phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đa phần mới chỉ gia công cho các thương hiệu khác hoặc xuất khẩu bán buôn hơn là tận dụng tiềm năng xuất khẩu bán lẻ trực tiếp cho khách hàng ở thị trường nước ngoài. Do thiếu kinh nghiệm và nguồn lực cần thiết để chuyển đổi trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch, khi chuỗi cung ứng truyền thống bị đứt gãy, gián đoạn, kết quả là ngành gỗ nội - ngoại thất Việt đứng trước thách thức chậm chuyển đổi.

Nhìn thấy và muốn "giải bài toán" này, Beefurni, nhà sản xuất đồ gỗ nội ngoại thất Việt Nam, đã vào dòng chảy thương mại điện tử xuyên biên giới, tự phát triển và xây dựng thương hiệu riêng, tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tạo giá trị bền vững cho doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số, bắt kịp với thời đại công nghệ hiện đại.

Theo Anh Nguyễn Phú Vương, Trưởng nhóm Marketing của Beefurni trên kênh Amazon, thành công của doanh nghiệp khi làm việc trên Amazon sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố. Đầu tiên, tạo dựng được thương hiệu riêng của mình. Thứ hai, liên tục cải tiến sản phẩm dựa trên phản hồi trực tiếp của khách hàng với lợi ích của việc nắm bắt toàn bộ quy trình sản xuất. Thứ ba, cung cấp trải nghiệm tốt nhất có thể cho khách hàng để từ đó khách hàng nhận được đánh giá tích cực và tệp khách hàng trung thành sẽ quay trở lại mua sắm.

Ngành đồ gỗ Việt và hành trình chinh phục thị trường quốc tế - Ảnh 1.

Đội ngũ Beefurni đã cung cấp nhiều giải pháp để thích nghi với môi trường kinh doanh mới trên Amazon

Kết quả kinh doanh của Beefurni đã tăng gần 300% so với cùng thời điểm năm ngoái trong 10 tháng đầu năm 2022. Không phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn hàng gia công sỉ, với lượng đơn hàng từ Amazon, công suất của nhà máy đã tăng đáng kể, kế hoạch sản xuất trong nhà xưởng cũng ổn định hơn, đáp ứng nhu cầu công việc tốt hơn cho công nhân.

Chi phí kho bãi, vận chuyển, thời gian và nguồn lực để vận hành trong thời điểm hiện tại cũng đã được Beefurni tối ưu hơn trước khi tận dụng các dịch vụ hiệu quả và các chương trình dành cho nhà bán hàng trên Amazon so với giai đoạn mới gia nhập thương mại điện tử xuyên biên giới. Nhờ đó, công việc kinh doanh và phát triển thương hiệu của Beefurni đang ngày một thuận lợi, tạo động lực cho doanh nghiệp tiếp tục mở rộng và truyền đạt những giá trị tốt đẹp đến nhiều khách hàng tại nhiều thị trường hơn nữa.

Theo anh Nguyễn Phú Vương, đại diện Beefurni, "mục tiêu của Beefurni là phủ sóng thương hiệu trên khắp nước Mỹ, sau đó mở rộng việc bán hàng trên Amazon đến các khu vực UK, Singapore hoặc Nhật Bản trong thời gian tới."

Câu chuyện của Beefurni phản ánh một bức tranh chuyển đổi của các nhà sản xuất truyền thống của Việt Nam đang chủ động tìm hướng đi mới để thích nghi với môi trường kinh doanh toàn cầu trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ. Nội ngoại thất gỗ Việt tự hào sẽ tạo ra giá trị mới với các thương hiệu toàn cầu và là một doanh nghiệp nhạy bén tận dụng thương mại điện tử để phủ sóng rộng hơn trên toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận