Những “giấc mơ Mỹ” nổi tiếng nhất làng công nghệ

Những “giấc mơ Mỹ” nổi tiếng nhất làng công nghệ

Tại một quốc gia phát triển bậc nhất thế giới như Mỹ, nơi con cái của người nhập cư có xu hướng bỏ học trung học nhiều hơn, việc sinh tồn và thành công không phải chuyện dễ dàng. Tuy vậy, có không ít câu chuyện đầy thuyết phục, làm động lực phấn đấu cho mọi người nuôi “giấc mơ Mỹ”.

Họ đi đến ngày nay nhờ vượt qua không ít trở ngại trong quá khứ như vô gia cư, xung đột chính trị, bi kịch cá nhân. Một số cho rằng thành tựu của họ nếu không phải trên đất Mỹ thì không thể nào thành hiện thực. Nhiều cái tên trong số họ rất quen mặt trong làng công nghệ, chẳng hạn Sergey Brin (đồng sáng lập Google), Sundar Pichai (CEO Google) hay Elon Musk (CEO Tesla).

Ursula Burns

Những “giấc mơ Mỹ” nổi tiếng nhất làng công nghệ

CEO của tập đoàn giải pháp công nghệ Xerox đối mặt với nhiều thách thức để đạt đến vị trí ngày nay. Là con của một bà mẹ đơn thân, lại là người nhập cư Panama, bà Ursala Burns theo học tại một trường giáo xứ và phát hiện năng khiếu về toán học và các con số. Khi được giáo viên hướng nghiệp cho những nghề quen thuộc với nữ giới như y tá, bà đã có quyết định khác: công việc lương cao nào phù hợp với trình độ của mình? Sau cùng, bà học tại Viện Polytechic New York và Đại học Columbia để phục vụ mục đích của mình.

Sự nghiệp của bà tại Xerox bắt đầu từ kỳ thực tập mùa hè năm 1980. Một thập kỷ sau, sự nỗ lực của bà Burns lọt vào mắt một quan chức cao cấp, người đề nghị đưa bà lên vai trò trợ lý. Ngày một thăng tiến, sau đó bà đảm nhiệm vị trí ngang bằng với Paul Allaire, CEO sau đó của Xerox.

Năm 1999, bà được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch phụ trách sản xuất toàn cầu và năm 2000 là Phó Chủ tịch Dịch vụ chiến lược doanh nghiệp, phụ trách sản xuất và chuỗi cung ứng nguồn. Tiếp theo, bà dẫn dắt bộ phận phát triển và nghiên cứu sản phẩm toàn cầu, tiếp thị và chuyển phát.

Tháng 4/2007, bà được xướng tên Chủ tịch Xerox và là một thành viên trong Ban Giám đốc. Tháng 7/2009, bà trở thành CEO và năm 2014 là Chủ tịch Xerox.

Sergey Brin

Những “giấc mơ Mỹ” nổi tiếng nhất làng công nghệ

Nhà sáng lập Google Sergey Brin sinh tại Nga năm 1973. Thời điểm đó, bố của Brin là Michael Brin mơ ước trở thành nhà vật lý học thiên thể nhưng gốc gác Do Thái cùng bối cảnh xã hội đã ngăn ông thực hiện điều này và thậm chí còn khiến ông khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Cuối cùng, Michael làm việc trong một cơ quan của chính phủ. Cả gia đình quyết định chạy trốn khỏi nơi này khi Sergey 6 tuổi. Gia đình Brins chuyển đến Maryland (Mỹ), ông được học tại trường Montessori, nơi bồi dưỡng tính độc lập và sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Đây cũng là ngôi trường mà Larry Page, CEO Amazon Jeff Bezos theo học.

Brin thăm lại Matxcova năm 17 tuổi trong một chuyến du lịch của cả lớp do bố Michael dẫn đầu. Với bản tính ương ngạnh, Brin đã ném đá vào một xe cảnh sát và gặp rắc rối nghiêm trọng.

Ông theo học khoa học máy tính tại Stanford rồi bỏ dở để sáng lập Google cùng Larry Page. Với khối tài sản hàng tỷ USD, Brins đang cống hiến bản thân cho các công nghệ táo bạo. Các dự án nổi tiếng nhất là phát triển cơ sở dữ liệu DNA cho 7.000 bệnh nhân nhằm chữa trị bệnh Parkinson, khí cầu Internet, xe hơi tự lái.

Bên cạnh đó, đời tư của Brin cũng là câu chuyện hấp dẫn khi có thông tin ông bỏ vợ cùng hai con để chạy theo bồ trẻ cũng là một nhân viên Google.

Sundar Pichai

Những “giấc mơ Mỹ” nổi tiếng nhất làng công nghệ

Sundar đến từ bang Tamil Nadu của Ấn Độ, theo học tại Viện Công nghệ Kharagpur, nơi ông nhận bằng cử nhân Công nghệ. Tiếp đó, ông nhận bằng Thạc sỹ của Stanford và Thạc sỹ quản trị kinh doanh của trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Tại trường Wharton, Pichai đều tham gia các chương trình Siebel Scholar và Palmer Scholar dành cho người có thành tích xuất sắc.

Trước khi làm việc tại Google, Pichai là kỹ sư của Applied Materials và cố vấn quản trị tại McKinsey & Company. Năm 2004, ông đầu quân cho Google với vai trò Phó Chủ tịch quản lý sản phẩm, nơi ông lãnh đạo nhóm phát triển trình duyệt và hệ điều hành Chrome.

Pichai nhanh chóng nhận được nhiều trọng trách hơn, liên quan đến các sản phẩm tìm kiếm Google như Firefox, Google Toolbar, tìm kiếm desktop, Google Gears & Gadgets. Tháng 9/2008, ông phụ trách thành công sự ra đời của trình duyệt Chrome, chưa đầy một năm sau là hệ điều hành Chrome cho netbook và desktop. Năm 2012, ông bổ sung thêm một bộ phận khác của Google vào danh sách quản lý của mình sau khi phụ trách Google Apps Dave Girouard nghỉ việc để thành lập công ty riêng. Một năm sau đó, Pichai nắm quyền điều hành Android sau khi “cha đẻ” Android Andy Rubin từ chức. Tháng 8/2015, Google trải qua cuộc đại cấu trúc và Pichai trở thành CEO Google.

Larry Ellison

Những “giấc mơ Mỹ” nổi tiếng nhất làng công nghệ

Sinh ra tại một quận nghèo của New York, là con của một bà mẹ đơn thân tuổi teen, có thể nói xuất thân của CEO Oracle Larry Ellison rất tầm thường. Do bị bệnh viêm phổi ngay sau khi còn là một đứa trẻ, mẹ của ông không đủ sức chăm sóc nên phải gửi đến cho cô chú tại miền Nam Chicago. Ông chưa bao giờ biết mặt bố đẻ của mình.

Song, Ellison không khuất phục trước số phận. Hiện tại, ông là một trong những người giầu nhất thế giới với tài sản hàng chục tỷ USD, sở hữu nhiều du thuyền xa xỉ, bất động sản xa hoa, bộ sưu tập xe thể thao hoành tráng và luôn sống với phương châm “người chết với nhiều đồ chơi nhất là người chết hạnh phúc”.

Khoảng năm 20 tuổi, ông bỏ học đại học đến với Berkeley khi trong túi chỉ còn vài đồng lẻ. Là một lập trình viên, Ellison nhanh chóng mở một công ty có tên Software Development Labs. Tiếng vang đầu tiên của ông là hợp đồng phát triển cơ sở dữ liệu cho CIA có tên Oracle. Sau đó, ông cùng cộng sự phát triển phiên bản thương mại của cơ sở dữ liệu đó và IBM trở thành một khách hàng lớn. Trong đời sống kinh doanh của mình, ông luôn làm theo chiến lược “làm lớn hơn”, liên tục thâu tóm để trở thành một gã khổng lồ công nghệ như ngày nay.

Elon Musk

Những “giấc mơ Mỹ” nổi tiếng nhất làng công nghệ

CEO Tesla sinh năm 1917 tại Maye, là con lai Nam Phi và Canada. Musk dành phần lớn thời thơ ấu sống tại Nam Phi. Năm 10 tuổi, anh tự mua chiếc máy tính đầu tiên, tự học lập trình và viết phần mềm đầu tay năm 12 tuổi.

Năm 17 tuổi, anh nhập cư Canada và theo học tại Đại học Queen song sau đó bỏ học để học Đại học Pennsylvania, Mỹ, chuyên ngành kinh tế và vật lý. Học xong tại Penn, Musk đến California học Stanford ngành vật lý năng lượng. Thời điểm này trùng khớp với thời kỳ bùng nổ dotcom và anh bỏ học Stanford chỉ 2 ngay sau khi nhập học để mở Zip2. Zip2 cung cấp nội dung cho các website.

Cuối những năm 20 tuổi, Musk trở thành triệu phú sau khi bán Zip2 cho hãng máy tính Compaq. Anh đạt được nhiều thành công khi thành lập X.com năm 1999, SpaceX năm 2002 và Tesla Motors nă 2003. Musk thu hút được sự chú ý vào tháng 5/2012 khi SpaceX ra mắt tên lửa có khả năng gửi phương tiện vận tải đầu tiên lên Trạm không gian quốc tế.

Tesla Motors ra đời với mục đích sản xuất xe điện giá rẻ cho mọi người. 5 năm sau khi thành lập, năm 2008, mẫu xe Roadster ra mắt với khả năng tăng tốc từ 0 lên 60m/giờ trong 3,7 giây, chạy 250 dặm khi sạc đầy. Model S cũng là một mẫu xe hơi điện thành công khác của Tesla và từng dành giải “Xe của năm” do tạp chí Motor Trend bầu chọn năm 2013.

Jan Koum

Những “giấc mơ Mỹ” nổi tiếng nhất làng công nghệ

Đồng sáng lập WhatsApp Jan Koum sinh ra và lớn lên tại một làng hẻo lánh của Kiev, Ukraine. Năm 16 tuổi, ông cùng mẹ tìm cách thoát khỏi phong trào bài Do Thái tại đây và chuyển đến California, Mỹ. Nhờ một chương trình xã hội, ông, mẹ và bà được sống trong một căn hộ hai phòng ngủ. Ban đầu, mẹ của ông làm người trông trẻ còn ông làm nhân viên lau dọn. Năm 18 tuổi, Koum quan tâm đến lập trình và theo học tại Đại học bang San Jose.

Năm 1997, Jan Koum được Yahoo tuyển dụng làm kỹ sư cơ sở hạ tầng và làm việc cùng Brian Acton. 9 năm sau, tháng 7/2007, cả hai rời Yahoo, nghỉ một năm để du lịch khắp Nam Mỹ. Đôi bạn cùng xin vào Facebook nhưng thất bại. Tháng 1/2009, ông mua chiếc iPhone đầu tiên và nhận ra App Store chuẩn bị mở ra một thị trường ứng dụng mới. Sau đó, Koum đến thăm bạn Alex Fishman và nói chuyện về ý tưởng ứng dụng WhatsApp. Ngày 24/2/2009, WhatsApp được thành lập.

Chỉ trong thời gian ngắn, ứng dụng trở nên phổ biến và thu hút sự chú ý của Facebook. Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg liên hệ với Koum lần đầu vào mùa xuân năm 2012 và đến năm 2014, mạng xã hội chính thức mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD.

Phil Libin

Những “giấc mơ Mỹ” nổi tiếng nhất làng công nghệ

Phil Libin sinh năm 1972 tại Nga, chuyển đến Mỹ năm 8 tuổi. Ông là CEO của hãng phần mềm Evernote từ năm 2007 đến 2015 và hiện là Chủ tịch điều hành. Trước khi gia nhập Evernote, Libin đã sáng lập và là Chủ tịch CoreStreet, công ty chuyên cung cấp công nghệ quản trị danh tính cho chính phủ và các tổ chức lớn. Năm 2009, ActivIdentity mua lại CoreStreet. Libin còn là nhà sáng lập kiêm CEO của Engine 5, một công ty phát triển phần mềm Internet được Vignette mua lại năm 2000 với giá 26 triệu USD.

Vinod Khosla

Những “giấc mơ Mỹ” nổi tiếng nhất làng công nghệ

Vinod Khosla sinh năm 1955, là người Ấn Độ. Năm 14 tuổi, ông đọc được lịch sử thành lập Intel và nó thôi thúc ông theo đuổi ngành công nghệ. Ông theo học tại nhiều trường như Viện Công nghệ Delhi Ấn Độ, Đại học kinh doanh Stanford. Năm 1980, sau khi tốt nghiệp Stanford, ông làm việc cho Daisy Systems, hãng tự động hóa thiết kế điện tử.

Năm 1982, Khosla đồng sáng lập Sun Microsystems với một số bạn học. Ông là Chủ tịch đầu tiên và CEO Sun Microsystems từ năm 1982 đến 1984, sau đó rời công ty trở thành nhà đầu tư mạo hiểm. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận