Samsung che giấu các công nhân bị bệnh và gia đình họ những gì?

Samsung che giấu các công nhân bị bệnh và gia đình họ những gì?

Tờ Huffington Post ngày 10/8/2016 vừa qua đã đăng bài báo về một sự thật được hãng điện tử Samsung che giấu bấy lâu: các vấn đề về sức khỏe của những công nhân làm việc tại nhà máy của họ.

Nhịp Sống Số xin lược dịch một số thông tin từ bài báo này (tiêu đề bài viết và mỗi kỳ là do Tòa soạn đặt)

Kỳ I: Bức màn “bí mật thương mại” phủ lên những hồ sơ đòi bồi thường

Hwang Yu-mi - một học sinh năm cuối của trường cấp 3 đến làm việc tại nhà máy hóa chất của Samsung, nơi làm ra các con chip điện tử cho các sản phẩm công nghệ, đã chết vì bệnh bạch cầu 4 năm sau đó.

Sau cái chết của Yu-mi vào năm 2007, cha cô là ông Hwang Sang-gi biết được rằng một công nhân 30 tuổi cũng làm việc ở dây chuyền sản xuất bán dẫn tương tự cũng chết vì bệnh bạch cầu. Từ đó, ông Hwang đã khởi động một chiến dịch yêu cầu chính phủ điều tra về sức khỏe của các công nhân ở tập đoàn Samsung.

Samsung che giấu các công nhân bị bệnh và gia đình họ những gì?
Ông Hwang Sang-gi và bức ảnh người con gái quá cố bên ngoài tòa nhà Samsung ở Seoul (Hàn Quốc) tháng 10/2015. (Ảnh: AP)

Sau khi vụ kiện đầu tiên đòi bồi thường của ông Hwang bị Chính phủ Hàn quốc bác bỏ, ông đã rất vất vả để điều tra chi tiết và thu thập thông tin về môi trường làm việc ở nhà máy, vì Samsung luôn giữ bí mật về các điều kiện bảo vệ sức khỏe của công nhân.

Một cuộc  điều tra của Asscociated Press đã cho thấy: nhà chức trách Hàn Quốc đã nhiều lần che giấu sự thật với những công nhân và tang quyến của họ về các hóa chất họ phải tiếp xúc trong nhà máy sản xuất chip máy tính và màn hình tinh thể lỏng của Samsung. Những công nhân bị bệnh cần được tiếp cận với các thông tin đó thông qua chính phủ hoặc tòa án để được hưởng những khoản bồi thường. Nếu không có những thông tin đó, theo lệ thường, chính phủ sẽ từ chối những yêu cầu bồi thường.

Những thông tin đó được phía Samsung từ chối cung cấp. Trong ít nhất sáu trường hợp liên quan đến 10 người lao động, lý do họ dùng để biện minh là thông tin đó thuộc “bí mật thương mại”.

Samsung nay đã không còn lược bỏ những thông tin về hóa chất được dùng trong quá trình sản xuất trong các báo cáo về an toàn môi trường lao động, như họ đã làm trong trường hợp Hwang Yu-mi. Nhưng các quan chức của công ty đã giấu kín những thông tin cụ thể về mức độ hàm lượng của các hóa chất này và cách công ty quản lý chúng.

"Cuộc chiến đấu của chúng tôi là chống lại các bí mật thương mại. Bất kỳ nội dung bất lợi nào cho Samsung đã bị xóa như bí mật thương mại", Lim Ja-woon, một luật sư đã đại diện cho 15 công nhân Samsung bị bệnh nói.

Lim cho biết, các khách hàng của ông đã không thể xem đầy đủ các báo cáo thanh tra nhà máy của bên thứ ba và chỉ được tiếp xúc với một số trích đoạn của các thanh tra độc lập trong cuộc phán quyết của tòa.

Trong khi đó, Samsung tuyên bố họ không bao giờ cố ý chặn công nhân của mình truy cập những thông tin và rằng họ đã minh bạch trong việc cung cấp những thông tin cần thiết cho chính phủ.

"Chúng tôi có quyền bảo vệ thông tin đến từ một bên thứ ba”, Baik Soo-ha - một phó chủ tịch của Samsung Electronics nói với AP.

Nhìn chung, chính sách của chính phủ (Hàn Quốc) là muốn Samsung và các “cheabol” (các tập đoàn gia đình) hoặc các tập đoàn công ty khác nhanh chóng đẩy mạnh nền kinh tế Hàn Quốc sau chiến tranh Triều Tiên.

Các quan chức nước này nói rằng lợi ích của các doanh nghiệp phải được ưu tiên, việc đánh giá các bí mật thương mại là vô cùng khó khăn, và họ e ngại sẽ bị kiện vì chia sẻ những dữ liệu trái với ý muốn của công ty.


 

(còn nữa)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận