Thành công của thung lũng Silicon chỉ dựa vào các CEO trẻ?

Thành công của thung lũng Silicon chỉ dựa vào các CEO trẻ?

Theo một khảo sát từ tháng 7/2017 của học viện Học viện NBER, tuổi thọ trung bình của những nhà khởi nghiệp ( startup founders) từ năm 2007 đến 2014 là 47 tuổi. Còn từ thời điểm đó cho đến nay, xu hướng trẻ hóa đang thịnh hàng ở khu công nghệ cao này.

Nói không ngoa, một doanh nhân thành công với việc bán lại khởi nghiệp của mình hoặc công khai chúng tại đây thường ở độ tuổi 30 hoặc thậm chí là 20 tuổi. Điều đó có nghĩa là thay vì khởi nghiệp ở độ tuổi già thì họ nên đầu tư vào những cái đầu "có chất xám" hơn.

Nhận định về sự thành công này, trong một cuộc phỏng vấn năm 2013 với tờ The New York Times, giáo sư về kinh doanh Joshua Gans trích dẫn câu nói của nhà đầu tư nổi tiếng Paul Graham rằng: "Các nhà đầu tư nên khoanh vùng độ tuổi cho các nhà khởi nghiệp (startup founders) là 32, sau 32 tuổi mọi thành công đều trở nên hoài nghi".

Vì vậy, các nhà đầu tư ở thung lũng ở Silicon vẫn đang tiếp tục khuynh hướng lôi kéo các doanh nhân trẻ hơn. Nguyên nhân nào dẫn đến xu hướng chạy theo các nhà sáng lập "trẻ hóa" này?

Các ý tưởng tiềm năng được nảy ra trong trường đại học

Thành công của thung lũng Silicon chỉ dựa vào các CEO trẻ?

Mark Zuckerberg đang ở phòng kí túc xá tại đại học Harvard - nơi có ý tưởng đầu tiên về mạng Facebook.

Có một hình tượng phổ biến gần đây nhất là những người "mặc áo hoodie" như Mark Zuckerberg được sinh ra từ kí túc trường đại học, nghĩa là vào độ tuổi 20 những ý tưởng sáng tạo cho start-up của họ thường có khả năng thành công cao.

Vivek Wadhwa, phó chủ tịch phụ trách về đổi mới và phát triển đã nói: "Những doanh nhân trẻ có tố chất thiên tài trong thời đại nay thường có những ý tưởng điên rồ khi họ đang ở trong kí túc xá của trường đại học, sau đó họ bắt đầu lao vào con đường kinh doanh, rồi từ đó họ lại tiếp tục tăng vốn đầu tư lên hàng triệu USD, cứ thế tiền lại đẻ ra tiền". Thế nhưng họ là những người chưa có nhiều kinh nghiệm nên không đạt được thành công lớn, không đủ kiên trì và vốn để tiếp tục start-up của mình nên dễ xảy ra tình trạng bán lại hoặc tìm nhà đầu tư lớn hơn.

Đặc biệt, những nhà sáng lập trẻ thường thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư tại thung lũng Silicon. Rất nhiều người sáng lập khởi nghiệp thường liên kết với những người trẻ trong khoảng 20 lĩnh vực. Thế nhưng những lĩnh vực này chỉ thành công thực sự khi những người khởi xướng đã ở độ tuổi 47. Những người trẻ có thể có tài năng, nhưng họ lại bị hạn chế về kinh nghiệm. Ngược lại, những người có độ tuổi trung niên lại chín chắn hơn và họ không sáng tạo bằng.

Cần có sự giao thoa giữa thế hệ "già" và "trẻ"

Thành công của thung lũng Silicon chỉ dựa vào các CEO trẻ?

David Zalik - CEO của Greensky, thành công ở độ tuổi 43.

Với suy nghĩ đó, các nhà đầu tư càng chậm trễ càng dễ bỏ lỡ cơ hội vàng của mình. Thật vậy, sự cuốn hút về sự sáng tạo, tài năng của những CEO trẻ tuổi là không thể cưỡng nổi. Bài học ở đây là những ý tưởng thường xuất phát từ nhu cầu, những hiểu biết về nhu cầu bắt nguồn từ kinh nghiệm và muốn có kinh nghiệm thì tương đương với thời gian, tuổi tác làm việc.

Ví dụ như CEO David Zalik của công ty cung cấp công nghệ tài chính GreenSky, tuy không thể phủ nhận được tầm quan trọng của ông khi sáng tạo ra hệ thống này. Nhưng nếu như năm 2014, người đồng sáng lập Nigel Morris - không đầu tư một khoản tiền không xác định trị giá 7 con số vào GreenSky, bao gồm cả TPG và đã mua lại 17% cổ phần tại GreenSky với giá trị 1,8 tỷ USD. Thì định giá của GreenSky sẽ không bao giờ tăng gấp đôi như thời điểm bây giờ.

Thế mới nói, giữa các nhà đầu tư "lão làng" và các nhà "sáng lập trẻ" nên biết cách kết hợp với nhau thì thung lũng Silicon nói chung và nền công nghệ thế giới nói riêng sẽ mang lại nhiều thành công và phát triển mạnh mẽ hơn.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận