Tổng thống Trump “bật đèn xanh” cho Huawei?

Tổng thống Trump “bật đèn xanh” cho Huawei?

Tổng thống Trump “bật đèn xanh” cho Huawei?

Huawei "mắc kẹt" trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: EPA

Bước đi của chính quyền Mỹ được New York Times nhận xét là có thể xoa dịu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo nguồn tin, trong cuộc họp tuần trước, Tổng thống Trump đã “bật đèn xanh” để bắt đầu quy trình phê duyệt giấy phép, chọn lựa một số doanh nghiệp bán hàng cho Huawei.

Tháng 5/2019, chính quyền Tổng thống Trump đưa Huawei và một số chi nhánh vào danh sách Entity List do nguy cơ an ninh quốc gia. Động thái này ngăn cản Huawei mua linh kiện và cập nhật công nghệ từ các đối tác như Google, Micron nếu không có giấy phép đặc biệt.

Về mặt kỹ thuật, lệnh cấm chưa có hiệu lực. Chính phủ cấp giấy phép tạm thời để các đối tác và khách hàng Huawei có thêm thời gian tìm phương án thay thế. Dù vậy, lệnh cấm là một tác nhân khiến quan hệ Mỹ - Trung thêm căng thẳng.

Hồi tháng 6/2019, chính phủ Mỹ từng nói sẽ bắt đầu xem xét cấp phép bán hàng cho Huawei sau khi ông Trump gặp gỡ người đồng cấp Tập Cận Bình tại Osaka, Nhật Bản. Tuy nhiên, từ đó tới nay, chưa có giấy phép nào được cấp, đặt ra suy đoán Mỹ đang muốn dùng nó làm lợi thế trong đàm phán thương mại.

Các chuyên gia đàm phán của Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau tại Washington trong tuần này tại vòng đàm phán thứ 13. Họ cố đi đến thỏa thuận có thể giải quyết được các chỉ trích của Tổng thống Trump về hành vi thương mại của Trung Quốc mà không làm mếch lòng Bắc Kinh.

Ông Trump dọa tăng thuế đối với 250 tỷ hàng hóa nhập từ Trung Quốc trong tháng 10/2019 và tháng 12/2019 nếu Bắc Kinh không nhượng bộ. Tuy nhiên, theo New York Times, một số nhân vật trong chính quyền muốn tránh cuộc chiến thuế quan và thúc đẩy thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại đã kéo dài hơn 1 năm.

Cấp phép cho công ty Mỹ cung ứng cho Huawei sẽ thể hiện thiện chí dù hiệu ứng thực tiễn có thể hạn chế. Bất chấp lệnh cấm, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục bán hàng cho công ty Trung Quốc thông qua nhiều cách khác nhau như tránh dán nhãn hàng hóa là sản xuất tại Mỹ hay tăng cường phân phối hàng hóa sản xuất ngoài nước Mỹ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận