Vì sao các công ty công nghệ nên hỗ trợ “nền văn hóa sáng tạo”?

Vì sao các công ty công nghệ nên hỗ trợ “nền văn hóa sáng tạo”?

Đây là quan điểm chính được đưa ra trong bài viết với tiêu đề “Nuôi dưỡng nền văn hóa sáng tạo" của ông Andy Wong - Phó chủ tịch cấp cao, phụ trách các giải pháp thiết kế toàn cầu, Avnet Châu Á.

Theo đó, ông Andy Wong cho rằng, sự dân chủ hóa của công nghệ mới và một danh sách ngày càng nhiều những câu chuyện thành công của các “start up kỳ lân” đã thúc đẩy một làn sóng những nhà sáng tạo và những người có sở thích “tự tay làm lấy” tạo ra các sản phẩm tốt hơn thông qua kiến thức và các công cụ chuyên nghiệp và dễ dàng tiếp cận.

Nhịp Sống Số xin giới thiệu những điểm chính trong bài viết thú vị này tới bạn đọc.

Vì sao các công ty công nghệ nên hỗ trợ “nền văn hóa sáng tạo”?
Ông Andy Wong - Phó chủ tịch Avnet Châu Á

Việc đổi mới giáo dục tập trung trau dồi tư tưởng sáng tạo và phương thức “học dựa trên thực hành” đã tạo ra một bộ phận giới trẻ hăm hở áp dụng những công nghệ mới thách thức những nỗ lực công nghiệp truyền thống.

Trong khi một số nguồn lực sáng tạo này đã có thể hoạt động vững vàng, các hãng công nghệ vẫn có thể làm nhiều hơn nữa để khuyến khích và chỉ dẫn cho họ.

Các đối tác công nghệ có hoạt động vận hành trọng yếu trong thị trường IoT sẽ ngày càng được hưởng lợi nhiều hơn từ một nền văn hóa sáng tạo đã phát triển. Chúng ta có thể mong đợi 11 tỷ sản phẩm IoT sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối năm nay, đạt 20,4 tỷ sản phẩm vào năm 2020 với một tác động kinh tế toàn cầu lên tới 6,2 nghìn tỷ đô cho đến năm 2025. Những thành phố thông minh trên toàn thế giới thúc đẩy chi phí cho công nghệ IoT trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành sản xuất và vận chuyển. Ấn Độ là khu vực tiềm năng sẽ nắm 20% thị phần IoT toàn cầu vào năm 2020 với bàn tay dẫn dắt trong việc thành lập các thành phố thông minh của họ, hỗ trợ những cơ sở vật chất ứng dụng nền tảng IoT cho việc phát triển kỹ năng, cùng với một số sáng kiến khác được dẫn dắt bởi chính phủ các nước. Ở Trung Quốc, các nhà điều hành mạng đã tung ra mạng IoT băng hẹp (NB-IoT) từ đầu năm, để chờ cơ hội kiếm lời vào năm 2020 khi độ phủ sóng công nghệ NB-IoT trên toàn quốc trở thành quy chuẩn.

Trong khi đó, một hệ sinh thái hỗ trợ đầy đủ giá trị sẽ thúc đẩy các nhà sáng tạo trong việc tạo ra dấu ấn riêng của họ trên bức tranh thị trường đang không ngừng thay đổi này... Chúng giúp các nhà sáng tạo rút ngắn thời gian cần thiết để mở một công ty, phát triển các dự án thử nghiệm, mẫu sản xuất và các giải pháp kỹ thuật quy mô lớn.

Bằng cách tiếp thêm động lực cho các nhà sáng tạo với các công cụ và nguồn lực thích hợp, chúng ta có thể chuẩn bị cho cả một thế hệ để phát triển trong một thế giới của đổi mới, đồng thời tạo ra các giải pháp để khắc phục những vấn đề lớn nhất mà cả thế giới đang phải đối mặt ngày nay.

Ví dụ, ngành bán lẻ đang phát triển rất cần các ứng dụng thực tế của các thiết bị hiển thị được hình ảnh nhúng. Một hệ thống trí tuệ nhân tạo máy học được hoàn thiện bởi các thiết bị hình ảnh nhúng có thể giúp những người mua hàng được cảnh báo về những thay đổi hàng tồn kho và dự đoán thói quen mua sắm. Các cửa hàng không cần nhân viên kiểm soát cũng có thể ngăn chặn được hành vi trộm cắp nhờ sự hỗ trợ từ một đơn vị cung cấp giải pháp điện tử hiển thị hình ảnh, cho phép đọc hành vi của người mua hàng thông qua khả năng nhận diện khuôn mặt và phân tích dáng đi…

Các giải pháp thành công có thể cách mạng hóa hoạt động nội bộ của từng ngành công nghiệp tương ứng, và vòng tròn đổi mới giữa các nhà sáng tạo và các công ty công nghệ lớn vẫn tiếp tục. Những nhà sáng tạo khi được trang bị những nguồn lực và mạng lưới này, sẽ đưa cộng đồng của họ đến với sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Giờ đây, khả năng đã trở nên không giới hạn.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận