Tổ công tác số 5, chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung trên toàn quốc, bao gồm: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa Vũng Tàu.
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Phú Yên và Gia Lai là năm địa phương được khảo sát lần này. Hội nghị được tổ chức trực tuyến. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai, cùng với các thành viên tổ công tác, đại diện cho một số sở, ngành, chủ đầu tư trên địa bàn và lãnh đạo một số đơn vị chức năng của Bộ Tài chính. Lãnh đạo các địa phương Bình Dương, Bình định, Phú Yên, Gia Lai tham dự các điểm cầu.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng, ước thực hiện 4 tháng bình quân chung của cả nước đạt 15,66% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, Đồng Nai (11,58%), Gia Lai (7,57%) và Bình Dương (13,16%) nằm trong số 3/12 địa phương được đề cập có số giải ngân thấp hơn bình quân của cả nước.
Trên thực tế, tính đến ngày 30.4.2023, 3 địa phương đã giải ngân được 3.212,7 tỷ đồng, đạt 11,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; ước tính 5 tháng năm 2023 giải ngân được 4.974,345 tỷ đồng, đạt 17,56% kế hoạch thủ tướng Chính phủ giao, cụ thể như sau: Tỉnh Đồng Nai đạt 10,85%, ước 5 tháng đạt 20,99%; Gia Lai đạt 335,256, ước 5 tháng đạt 12,74%; Bình Dương đạt 13,21%, ước 5 tháng đạt 16,03%.
Ngoài ra, báo cáo của các địa phương cho thấy có các dự án chưa giải ngân hoặc số vốn đã giải ngân rất thấp (dưới 5% kế hoạch vốn năm 2023), chẳng hạn như tỉnh Đồng Nai 20 dự án, tỉnh Gia Lai 17 dự án và tỉnh Bình Dương 19 dự án.
Theo báo cáo của 3 địa phương, nguyên nhân chậm giải ngân vốn liên quan đến luật Đất đai và đầu tư công. Ngoài ra, việc điều chỉnh, bổ sung một số dự án phải thông qua HĐND các cấp (tại kỳ họp HĐND cuối năm kế hoạch để triển khai kế hoạch năm sau ngay sau kỳ họp của Quốc hội). Do đó, địa phương kiến nghị chấp thuận cho địa phương được phép điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hàng năm vốn ngân sách địa phương trong năm kế hoạch.
Ngoài ra, các địa phương khẳng định rằng công tác giải phóng mặt bằng vẫn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn. Nguyên nhân được liệt kê là chính sách giá bồi thường hỗ trợ không phù hợp với thực tế; quy trình thủ tục phức tạp, qua nhiều bước, trong điều kiện thuận lợi cũng phải gần một năm mới tiến hành chi trả được cho người dân, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.
Ngoài ra, việc giải ngân chậm cũng có thể do các chủ đầu tư thực hiện đo vẽ, kiểm đếm, công bố thu hồi đất theo quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư, giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nên chưa bàn giao được mặt bằng cho nhà thầu thi công trong những tháng đầu năm...
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: 1thegioi.vn
Tham gia bình luận