Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH-CN được giao nghiên cứu xây dựng đề án "Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035" trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 3.2.2023 về việc ban hành Chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ.

Bộ KH-CN đã nghiên cứu, tạo ra dự thảo Quyết định phê duyệt đề án nêu trên và dự thảo Tờ trình, như Một Thế Giới đã đưa tin trước đó.

Ngoài việc khẳng định nền tảng hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) đã trở thành một công cụ giúp các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa, Bộ KH-CN cũng đề cập đến các kinh nghiệm quốc tế về phát triển NQI.

Theo Bộ KH-CN, NQI đóng góp vào mục tiêu chính sách của Chính phủ trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như phát triển công nghiệp, cạnh tranh thương mại trong các thị trường toàn cầu, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên,... trên thế giới hiện nay. Bộ KH-CN cho rằng NQI đóng vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ phát triển nền kinh tế.

NQI phản ánh chất lượng, hiệu quả của sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia; thông qua chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia phản ánh khả năng cạnh tranh toàn diện của một quốc gia.

phat-trien-ha-tang-chat-luong-quoc-gia-nhin-tu-kinh-nghiem-quoc-te.jpeg
Nền tảng hạ tầng chất lượng quốc gia đã trở thành một công cụ giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa - Ảnh: Internet

Trung Quốc: Phát triển NQI nhờ thiết lập các tiêu chuẩn

Trung Quốc đã thiết lập hệ thống quản lý NQI tương đối hoàn chỉnh xoay quanh các trụ cột, bao gồm tiêu chuẩn, đo lường, chứng nhận và công nhận, khả năng kiểm tra và thử nghiệm được cải thiện, NQI tiếp tục củng cố toàn diện và sự phát triển của các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật tiếp tục tiến bộ, tại dự thảo Tờ trình của Bộ KH-CN.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đẩy nhanh thực hiện các chương trình như "Chiến lược phát triển thúc đẩy đổi mới", "Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 về khoa học, công nghệ và đổi mới", "Đề cương chương trình trung và dài hạn quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ (2006-2020)"... đều nhấn mạnh NQI cần được chú trọng hơn nữa để phát triển nhanh hơn.

Chính quyền địa phương cũng đã tạo ra các kế hoạch hoặc hướng dẫn phát triển tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng, đồng thời đề xuất tăng cường xây dựng NQI và nâng cao mức độ tiêu chuẩn hóa. Vai trò của NQI trong việc thúc đẩy cải thiện chất lượng và hiệu quả kinh tế khu vực, nâng cao năng lực quản trị của chính phủ, thúc đẩy mức độ mở cửa cao với thế giới bên ngoài ngày càng được chú ý.

Từ góc độ kỹ thuật, năng lực cốt lõi của NQI ở Trung Quốc đang được cải thiện. Cụ thể, vai trò của các tiêu chuẩn được bình thường hóa hơn nữa; số lượng các tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu ngày càng tăng; khả năng tham gia vào các hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế đã được cải thiện đáng kể.

Vai trò cơ bản của đo lường đã được tăng cường hơn nữa, và Trung Quốc đã trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có hệ thống đo lường tần số thời gian độc lập và toàn diện.

Theo đó, mục tiêu phát triển của Trung Quốc là thiết lập các tiêu chuẩn để nước này trở thành nước công nghiệp hàng đầu thế giới.

Hàn Quốc: Phát triển NQI thông qua chính sách cân bằng khu vực

Dự thảo Tờ trình của Bộ KH-CN nói rằng Hàn Quốc đã áp dụng chính sách cân bằng khu vực để khuyến khích sự phát triển của các vùng, tránh xa lực lượng kinh tế thu hút chi phối của khu vực thủ đô Seoul.

Vào tháng 1.2019, Hàn Quốc đã đề xuất 9 chiến lược chính trong ba lĩnh vực trọng tâm—con người, không gian và công nghiệp—và Kế hoạch phát triển cân bằng khu vực 5 năm lần thứ tư (2018-2022) tại Ủy ban Tổng thống về phát triển cân bằng quốc gia.

Một môi trường ổn định và nhất quán là cần thiết để một chính sách cho tầm nhìn dài hạn về phát triển cân bằng quốc gia được thực hiện. Sự phối hợp, chẳng hạn như liên kết liên ngành và đa chiều giữa các vùng và cách tiếp cận từ dưới lên do chính quyền địa phương và người dân địa phương dẫn dắt, là cần thiết để thực hiện bền vững chính sách cân bằng khu vực.

Theo đó, chiến lược phát triển của Hàn Quốc là phát triển NQI thông qua chính sách cân bằng khu vực để phát triển kinh tế xã hội, xác định vị trí quan trọng trên thế giới.

Singapore: Phát triển NQI thông qua việc củng cố các cấu phần

Để các doanh nghiệp không phải chịu quá nhiều áp lực từ các quy định pháp luật, sự quan tâm lớn của Singapore trong việc áp dụng cách tiếp cận quản lý thân thiện với doanh nghiệp đã dẫn đến sự linh hoạt trong việc áp dụng các tiêu chuẩn.

Theo Dự thảo Tờ trình của Bộ KH-CN, Singapore chỉ có 40% tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy định; phần còn lại được cung cấp dưới dạng "các quy tắc thực hành đã được phê duyệt" để các doanh nghiệp áp dụng như là các thông lệ tốt nhất.

Các tiêu chuẩn được luật hóa chính thức có thể dẫn đến sự không linh hoạt; nếu các tiêu chuẩn phải được sửa đổi, luật cũng sẽ phải được sửa đổi. Các doanh nghiệp thường có thể tự do áp dụng các tiêu chuẩn tốt nhất của mình trong các lĩnh vực quan trọng như sức và an toàn. Về bản chất, cần phải giữ cho chi phí kinh doanh thấp trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn có ý nghĩa.

Phát triển NQI được thực hiện thông qua việc củng cố các cấu phần về tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp và công nhận trên cơ sở thiết lập môi trường quản lý nhà nước thân thiện với doanh nghiệp. Đây là mục tiêu của chiến lược phát triển Singapore.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận