Dongfeng và Changan thúc đẩy đàm phán sáp nhập

Dongfeng và Changan thúc đẩy đàm phán sáp nhập

Quá trình bao gồm các kế hoạch chi tiết để kết hợp hai công ty. Động thái này diễn ra sau các cuộc thảo luận từ tháng 2 khi hai hãng được cho là đang xem xét việc sáp nhập để tạo ra một thực thể mạnh mẽ hơn.

Điều này phù hợp với chiến lược của Trung Quốc nhằm khuyến khích các nhà sản xuất ôtô quốc doanh tự lực hơn, đặc biệt trong lĩnh vực xe năng lượng mới.

Changan Automobile bao gồm các thương hiệu như Changan Auto, Changan Nevo, Deepal, Avatr và các liên doanh như Changan Ford, Changan Mazda và JMC.

CS75 - một trong những mẫu xe bán chạy nhất của Changan tại Trung Quốc. Ảnh: CarDomain

CS75 - một trong những mẫu xe bán chạy nhất của Changan tại Trung Quốc. Ảnh: CarDomain

Hãng gần đây đã tổ chức sự kiện ra mắt tại châu Âu, tuyên bố ý định tham gia ít nhất 10 thị trường khu vực tại châu Âu vào cuối năm nay. Changan (Trường An) đặt mục tiêu bán 3 triệu xe trong 2025, và 5 triệu xe mỗi năm đến 2030.

Nếu Dongfeng và Changan hợp nhất, doanh số hàng năm có thể vượt 4,5 triệu xe, vượt qua BYD. Hai hãng này, cùng với FAW và SAIC là "Big 4" ôtô quốc doanh tại Trung Quốc.

Việc sáp nhập toàn bộ giữa Dongfeng và Changan gặp nhiều thách thức do sự khác biệt về cấu trúc sở hữu. Dongfeng hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước độc lập, trong khi Changan nằm dưới sự kiểm soát của China South Industries Group (CSGC). Việc tái cơ cấu lớn như vậy không chỉ đòi hỏi tái tổ chức các nhà sản xuất mà còn cả các khoản đầu tư và công ty con.

Ngoài ra, cả Dongfeng và Changan đều có lịch sử thương hiệu mạnh mẽ và có sự chồng chéo về dòng sản phẩm trong phạm vi giá. Một cuộc sáp nhập có thể dẫn đến cạnh tranh nội bộ và làm suy yếu thương hiệu. Cấu trúc quản lý cũng cần phải được tích hợp, thêm vào sự phức tạp vốn có trong việc tái cơ cấu vốn.

Khi ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp nhà nước ngày càng chịu nhiều áp lực để tồn tại trong quá trình chuyển đổi sang xe năng lượng mới. Khi các đơn vị tư nhân như BYD và Liên minh HIMA của Huawei chứng kiến sự tăng trưởng và mở rộng ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước sẽ cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh.

Mỹ Anh (theo GlobalData)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận