Ô tô bị 'nuốt chửng' do bùn cát, ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Ô tô bị 'nuốt chửng' do bùn cát, ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Mới đây vụ lượng bùn cát khổng lồ vùi lấp một số phương tiện xe ô tô cơ giới tại Mũi Né, TP Phan Thiết, Bình Thuận khiến nhiều người quan tâm.

Vấn đề pháp lý được nhiều người quan tâm ở đây là: Những chiếc xe ô tô bị bùn cát vùi lấp như vậy, ai chịu trách nhiệm bồi thường?

ô tô
Một chiếc ô tô bị cát vùi lấp. Ảnh: PN

Trao đổi với PLO, Luật sư Trần Văn Giới, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết theo thông tin từ truyền thông thì do mưa lớn đã dẫn đến hiện tượng bùn, cát từ một dự án đầu tư tràn xuống tuyến đường bên dưới gây ách tắc giao thông và thiệt hại về tài sản của người dân. Có thể thấy đây là trường hợp thiệt hại do công trình xây dựng gây ra.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra, Điều 605 Bộ luật dân sự (BLDS) có quy định như sau:“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.”

“Như vậy, trong trường hợp này các chủ thể có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân gồm chủ sở hữu dự án, người chiếm hữu, người được giao quản lý dự án, trường hợp đơn vị thi công có lỗi thì cũng phải liên đới bồi thường. Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về thứ tự, tỷ lệ liên đới bồi thường do đó trên thực tế khi có tranh chấp về xác định người có trách nhiệm bồi thường xảy ra cần phải xét thêm nhiều yếu tố như ai là người có lỗi để xảy ra thiệt hại, mức độ lỗi của mỗi bên...”- luật sư Giới cho hay.

Cũng theo luật sư, một vấn đề pháp lý được đặt ra là trận mưa lớn dẫn đến sạt lở bùn, cát có được coi là sự kiện bất khả kháng để loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015 hay không? "Theo tôi, trong trường hợp này mưa lớn sẽ không được xem xét có là sự kiện bất khả kháng hay không bởi sự kiện gây thiệt hại cho tài sản của người dân là hiện tượng sạt lở bùn, cát"- luật sư Giới nói.

Điều 156 BLDS 2015 quy định “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Như vậy để được coi là sự kiện bất khả kháng thì phải thỏa mãn cả 3 yếu tố đó là thứ nhất là sự kiện xảy ra một cách khách quan, thứ hai là không thể lường trước được và thứ ba là không thể khắc phục được.

“Sạt lở bùn, cát khi mưa lớn từng xảy ra nhiều lần ở khu vực này nên không thể coi là sự kiện không thể lường trước được, ngoài ra theo thông tin từ Sở Xây dựng Bình Thuận thì việc sạt lở đất, cát là do Chủ đầu tư dự án này chưa tuân thủ các quy định về phòng, chống thiên tai”- luật sư Giới nói thêm.

Xây trạm sạc xe điện không xin phép cư dân, làm gì để người dân tự bảo vệ quyền lợi của mình?

Xây trạm sạc xe điện không xin phép cư dân, làm gì để người dân tự bảo vệ quyền lợi của mình?

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận