Vì sao hơn 76.000 nhà bán hàng chia tay sàn thương mại điện tử?

Vì sao hơn 76.000 nhà bán hàng chia tay sàn thương mại điện tử?

Thống kê của nền tảng số liệu thị trường Metric cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, số lượng nhà bán trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) liên tục sụt giảm mạnh, khi mức giảm đạt 18%, tương đương 76.030 nhà bán dừng hoạt động trên sàn.

Đại diện Metric nhìn nhận, có khá nhiều tác động đến việc các nhà bán rút khỏi nền tảng TMĐT như sự biến động của thị trường, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn… Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy các nhà bán nhỏ lẻ và không chuyên nghiệp sẽ dần rút khỏi thị trường và lợi nhuận sẽ đổ về các nhà bán thực sự chuyên nghiệp, có đầu tư cho việc kinh doanh trên nền tảng TMĐT.

Ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Bộ phận Market Insights, YouNet ECI, cũng nhìn nhận các gian hàng chính hãng đang ngày càng chiếm ưu thế trên các sàn TMĐT.

"Từ cuối năm 2022 tới nay, các thương hiệu đã có xu hướng mở gian hàng chính hãng trên sàn TMĐT. Việc xây gian hàng chính hãng trên sàn giúp các thương hiệu vừa mở rộng kênh phân phối vừa đảm bảo một trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.

Về phía người tiêu dùng thì khi nhu cầu mua sắm trên TMĐT ngày càng tăng thì hiển nhiên yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng sẽ cao hơn trước và các gian hàng chính hãng sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để họ lựa chọn mua sắm”- ông Lâm nhìn nhận.

Chính vì thế, theo ông Lâm và cả nền tảng Metric, các doanh nghiệp cần chuẩn bị chiến lược kinh doanh rõ ràng, sẵn sàng ứng biến với mọi kịch bản có thể xảy ra.

Ở chiều ngược lại, dù số lượng người bán sụt giảm nhưng tổng doanh thu trên 4 sàn TMĐT gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo tăng 22,5% so với cùng kỳ 2022 (nửa năm đầu 2022, TikTok Shop chưa ra mắt). Tuy nhiên, nếu tính cả doanh thu TikTok Shop, con số tăng trưởng này đạt mức 46% với tổng doanh thu là 92.745 tỉ đồng và hơn 907 triệu sản phẩm được bán ra.

Đây là mức tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế toàn cầu vẫn nhiều biến động.

Cũng theo Metric, các sản phẩm thuộc ngành hàng “làm đẹp” tiếp tục mang lại doanh thu nhiều nhất cho nhà bán, với hơn 16.500 tỉ đồng, bỏ xa các ngành hàng phía sau là Thời trang nữ và Nhà cửa đời sống. Thống kê theo từng sàn, ngành hàng Làm đẹp đứng đầu doanh thu trên cả Shopee, Lazada, Tiktok Shop. Trong khi đó Điện thoại – Máy tính bảng đem đến nhiều doanh thu nhất trên Tiki.

Xét về thị phần, Shopee tiếp tục là sàn TMĐT có doanh thu cao nhất, chiếm tới 63%. Sự bất ngờ lớn nhất trong quý II-2023 là sự vươn lên của TikTok Shop.

Nếu như quý I-2023, doanh thu TikTok Shop còn kém Lazada khoảng 3,5% thì tới quý II-2023, nền tảng này chính thức vượt qua ông lớn Lazada để vươn lên vị trí thứ hai, chỉ sau Shopee với tổng doanh thu hơn 16.000 tỉ đồng.

Điều này cho thấy, trong thời gian tới TikTok Shop sẽ là nhân tố mới đáng lo sợ của các nền tảng TMĐT tại Việt Nam.

 Tiki kinh doanh ra sao trước tin đồn lãnh đạo cấp cao từ chức?

Tiki kinh doanh ra sao trước tin đồn lãnh đạo cấp cao từ chức?

(PLO)- Tổng giá trị giao dịch của Tiki chiếm thị phần khá nhỏ so với hai ông lớn Shopee và Lazada.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận