Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) vừa cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên doanh số bán hàng quý III/2021 của các đơn vị thành viên chỉ đạt 367.037 xe các loại, giảm 45,84% so với cùng kỳ năm 2020.
Như vậy, bình quân mỗi tháng các doanh nghiệp này tiêu thụ trên 122.345 xe máy các loại, tương đương với mỗi ngày tiêu thụ 4.078 xe trên khắp cả nước.
Ngoài tiêu thụ ở thị trường trong nước, một số đơn vị thành viên của VAMM còn xuất khẩu xe máy nguyên chiếc sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng không được tiết lộ.
Dù các hãng liên tục ra mắt các mẫu xe mới cùng nhiều ưu đãi.
Các đơn vị thành viên VAMM gồm 5 đơn vị là Công ty Honda Việt Nam (đang sản xuất và phân phối 29 sản phẩm), Yamaha Motor Việt Nam (19 sản phẩm), SYM Việt Nam (19 sản phẩm), Suzuki Việt Nam (17 sản phẩm) và Công ty Piaggio Việt Nam (10 sản phẩm).
Các đơn vị này đang sản xuất và phân phối sản phẩm nhập khẩu ra thị trường với khoảng 100 mẫu xe máy các loại, từ xe bình dân đến xe hạng sang, bao gồm xe số, xe tay ga, xe tay côn và xe thể thao... với giá bán từ mười mấy triệu đến hơn một tỷ đồng cho mỗi chiếc.
Với dải sản phẩm phong phú này, các thành viên VAMM đã không bỏ sót bất cứ nhu cầu khách hàng nào ở các phân khúc xe, còn người tiêu dùng trong nước có nhiều lựa chọn khi mua sản phẩm phù hợp với điều kiện của mình hơn.
Trong các thương hiệu thành viên VAMM, Honda Việt Nam đang chiếm giữ gần 81% thị phần xe máy Việt Nam với dải sản phẩm phong phú nhất, từ sản xuất trong nước đến nhập khẩu nguyên chiếc về phân phối, gồm các dòng xe số, xe tay ga, xe côn tay, xe phân khối lớn và xe đường trường với giá bán từ 18 triệu đến 1,23 tỷ đồng. Số thị phần còn lại lần lượt thuộc về Yamaha Motor Việt Nam, SYM Việt Nam, Suzuki Việt Nam và Công ty Piaggio Việt Nam.
Còn theo các chuyên gia, số liệu công bố trên của VAMM cũng chưa phản ánh hết toàn cảnh thị trường xe máy Việt Nam bởi còn có sự góp mặt của các thương hiệu khác như Kymco, Ducati, Kawasaki, BMW, Benelli, Harley Davidson, Triumph, Royal Enfield, Motorrad, Yadea… và mới đây là VinFast, Pega Việt Nam và Peugeot, nhưng các đơn vị này không tiết lộ doanh số.
Hơn nữa, khác với Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thường công bố doanh số bán hàng chi tiết của các đơn vị thành viên, thì VAMM chỉ công bố vỏn vẹn tổng doanh số của 5 đơn vị thành viên mỗi quý hoặc cả năm, nên không có số liệu để so sánh.
Các chuyên gia cho rằng, sau khi tăng trưởng gần 30% ở quý II, bước sang quý III/2021 doanh số bán xe máy giảm gần 46% so với cùng kỳ năm ngoái do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và việc thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để phòng chống dịch.
Nhưng không thể vãn hồi được quý III/2021 kinh doanh "thất bát".
Đây cũng là thời điểm nhiều cửa hàng kinh doanh xe máy nói riêng và các cửa hàng không thiết yếu khác ở khắp các tỉnh, phành phố phải tạm thời đóng cửa khiến nhu cầu mua sắm xe giảm mạnh dù các hãng và đại lý đã triển khai chương trình tư vấn, bán xe online để kích cầu thị trường.
Cùng với đó, tháng 9 hàng năm khi sinh viên bước vào năm học mới và những sinh viên rời ghế nhà trường chuẩn bị đi làm thường mua sắm hoặc nâng cấp xe máy mới, nhưng năm nay tình hình hoàn toàn ngược lại mà nguyên nhân chính cũng do tác động của đại dịch COVID-19 khiến nhiều trường đại học trong khắp cả nước vẫn chưa thể mở cửa trở lại để đón sinh viên.
Các chuyên gia cũng cho rằng, thị trường xe máy Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn tương tự như những gì đã xảy ra đối với thị trường ô tô, sau giảm doanh số các hãng sẽ ưu đãi, khuyến mãi để kích cầu thị trường, đặc biệt mùa mua sắm cao điểm cuối năm đang cận kề.
Theo Tạp chí Điện tử
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: dientungaynay.vn
Tham gia bình luận