Các nhà khoa học cũng phải ngạc nhiên trước tác động của đèn LED với côn trùng.

Các nhà khoa học cũng phải ngạc nhiên trước tác động của đèn LED với côn trùng.

Các nhà khoa học đã so sánh 26 địa điểm ven đường, bao gồm các hàng rào hoặc bờ cỏ được đèn đường chiếu sáng và số địa điểm tương đương không được chiếu sáng, để làm rõ vấn đề này. Ngoài ra, họ đã tiến hành kiểm tra một khu vực với 1 phần không được chiếu sáng và 2 phần được chiếu sáng, tất cả đều trồng cùng một loại thực vật.

Theo đó, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng sâu bướm làm loài tiêu biểu cho các loài côn trùng hoạt động ban đêm để nghiên cứu. Họ đập vào hàng rào để làm sâu bướm rơi ra hoặc dùng lưới để bắt sâu bướm trên cỏ.

Kết quả cho thấy số lượng sâu bướm giảm 47% ở hàng rào và giảm 37% ở các bãi cỏ ven đường. Tỷ lệ này khác với những gì các nhà nghiên cứu trước đó dự đoán, cho rằng mức giảm chỉ khoảng 10%.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Douglas Boyes thuộc Trung tâm sinh thái và văn của Anh, số lượng sâu bướm giảm nhiều khả năng là do sâu bướm cái không đẻ trứng ở những khu vực này.

Các nghiên cứu với đèn đường sử dụng công nghệ LED đã xua đuổi tới gần 50% côn trùng trong khu vực có ánh sáng trắng

Các nghiên cứu với đèn đường sử dụng công nghệ LED đã xua đuổi tới gần 50% côn trùng trong khu vực có ánh sáng trắng.

Ngoài ra, đèn chiếu sáng làm thay đổi hành vi của sâu bướm trong quá trình kiếm ăn. Nhóm nghiên cứu tìm thấy những con sâu bướm nặng hơn ở khu vực không được chiếu sáng so với những con ở khu vực được chiếu sáng.

Theo nhóm tác giả, những con sâu bướm này không biết cách phản ứng với tình huống bất thường, trái ngược với những điều kiện mà chúng đã phát triển trong hàng triệu năm qua, và kết quả là chúng ăn nhiều hơn.

Trái ngược với các đèn cao áp natri (HPS) hoặc đèn thấp áp natri (LPS) đều phát ra ánh sáng màu vàng cam gần giống ánh sáng Mặt trời, sự thay đổi hành vi rõ rệt nhất của sâu bướm là ở khu vực được chiếu sáng đèn LED.

Theo nghiên cứu, đèn đường có tác động cục bộ và "góp phần nhỏ" làm giảm số lượng côn trùng bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như quá trình đô thị hóa, sự phá hoại môi trường sống của côn trùng, thâm canh nông nghiệp, ô nhiễm và biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, tình trạng giảm cục bộ này có thể có tác động đáng kể đến hệ sinh thái nói chung và dẫn đến giảm lượng thức ăn cho các loài chim và dơi ăn côn trùng.

Theo ông Boyes, con người có thể thực hiện các kỹ thuật đơn giản như sử dụng bộ lọc để thay đổi màu sắc của đèn hoặc thêm các tấm chắn để ánh sáng chỉ chiếu trên mặt đường mà không chiếu vào môi trường sống của côn trùng. Điều này sẽ làm giảm tác động của đèn chiếu sáng đối với côn trùng.

Trước đây, đèn chiếu sáng đã được phát hiện là yếu tố góp phần làm giảm số lượng côn trùng trên thế giới, nhưng vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ.

Theo Tạp chí Điện tử

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận