Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển kỹ thuật tạo hoa hồng xanh mới

Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển kỹ thuật tạo hoa hồng xanh mới

Những nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc rất tự tin cho biết, họ đã thành công trong việc tạo ra bông hồng xanh đầu tiên thực sự.

Phương pháp được các nhà nghiên cứu hé lộ đó là sử dụng enzyme tạo ra sắc tố từ vi khuẩn trong cánh hoa của các bông hoa trắng.

Để thực hiện được điều này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một chủng vi khuẩn Agrobacterium tumerfacien hỗ trợ chuyển các gene tạo sắc tố giúp cánh hoa chuyển màu xanh một cách tự nhiên nhất.

Loại vi khuẩn Agrobacterium tumerfacien này giúp chuyển các gene tạo sắc tố và giúp tạo một màu xanh lan ra từ chỗ tiêm. Tuy nhiên, thực tế, bông hồng trắng thử nghiệm chưa thành màu xanh hoàn toàn và chỉ một phần có màu xanh nhạt.

Bông hồng trắng sau khi được thực hiện các kỹ thuật chỉ có phần tiêm là đã có thể ngả màu sang màu xanh đen.
Bông hồng trắng sau khi được thực hiện các kỹ thuật chỉ có phần tiêm là đã có thể ngả màu sang màu xanh đen.

Yihua Chen đến từ Học viện Khoa học Trung Quốc và Yan Zhang thuộc Đại học Thiên Tân, những thanh viên trong nhóm nghiên cứu cho biết, họ muốn phát triển một quy trình đơn giản nhất để có thể tạo ra một bông hồng thật sự màu xanh thay vì các kỹ thuật phức tạp, tốn kém.

Một số ý kiến cho rằng đây chưa thể coi là một bước tiến mới trong việc tạo hoa hồng xanh nhưng các nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn cho rằng đây là một bước tiến mới tạo ra hoa hồng xanh “thực sự” đầu tiên trên thế giới.

Không chỉ thế, nhóm nghiên cứu còn cho biết, họ sẽ tiếp tục tạo ra loại hoa hồng có khả năng tự sản xuất enzyme để chuyển đổi thành màu xanh mà không cần can thiệp bằng cách tiêm.

Thực tế, trong 2 thập kỷ đã qua, bên cạnh việc sử dụng việc nhuộm màu, các nhà công nghệ sinh học đã tạo ra hoa hồng xanh thông qua sự kết hợp giữa kỹ thuật di truyền và chọn lọc giống. Tuy nhiên, màu sắc của hoa chưa được như mong đợi của nhiều người.

Hoa Hồng xanh xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Cây được lai giữa hai loài hoa hồng dại ở Đông Á (Rosa chinensis – hoa Hồng dại Trung Quốc và Rosa multilora-hồng mỹ).

Sau đó là công ty Suntory của Nhật Bản đã thành công trong quá trình trồng được những cây hoa hồng có cánh màu xanh. Công ty này kết hợp với một công ty của Úc, có tên là Florigene, để lấy gene có tên delphinidin. Gene này có tác dụng làm cánh hoa chuyển thành màu xanh, gene này lấy từ cánh hoa hồng màu tím sẫm.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận