Chuyên gia: Đây là cách lý giải duy nhất cho vụ nổ tàu Titan; có một 'điều khác thường' được định sẵn sẽ gây ra thảm kịch.

Chuyên gia: Đây là cách lý giải duy nhất cho vụ nổ tàu Titan; có một 'điều khác thường' được định sẵn sẽ gây ra thảm kịch.

"Chỉ có một cách giải thích duy nhất"

Theo một bài báo trên Newsweek, ông Ofer Ketter, chủ tịch của SubMerge, một công ty tư vấn về an toàn lặn và cũng là một chuyên gia lặn biển, khẳng định rằng: "Chỉ có một cách lý giải duy nhất cho vụ nổ thảm khốc của tàu Titan dưới đáy biển, đó chính là lỗi thiết kế của tàu."

Phải chăng con tàu này đã được định sẵn để phát nổ do có thiết kế độc đáo so với tiêu chuẩn và nhà sản xuất tạo ra nó từ chối tuân theo các quy trình kiểm tra độc lập vốn là tiêu chuẩn trong ngành chế tạo tàu lặn?

Theo hãng thông tấn AP, tàu Titan, thuộc sở hữu của công ty OceanGate Expeditions, lần đầu tiên đưa khách hàng xuống thám hiểm xác tàu Titanic vào năm 2021. So với các cabin hình cầu làm bằng titan trên hầu hết các tàu lặn hiện nay, con tàu được giới thiệu là có cabin hình trụ làm từ sợi carbon.

Theo giáo sư Chris Roman tại Trường Hải dương học thuộc Đại học Rhode Island, khối cầu là "hình dạng hoàn hảo" cho các tàu lặn bởi áp lực nước tác động lên khối này tại các điểm khác nhau sẽ như nhau.

Chuyên gia: Đây là cách lý giải duy nhất cho vụ nổ tàu Titan, có một 'điều khác thường' được định sẵn sẽ dẫn tới thảm kịch - Ảnh 1.

Trong khi hầu hết các tàu lặn có cabin hình trụ, Titan có cabin hình cầu.

Con tàu Titan dài 6,7 m, nặng 10.432 kg và có cabin rộng rãi với sức chứa tối đa 5 người. Con tàu chịu nhiều áp lực bên ngoài hơn do thể tích bên trong lớn hơn. Theo Jasper Graham-Jones, phó giáo sư kỹ thuật cơ khí và hàng hải tại Đại học Plymouth (Anh), việc kéo dài không gian cabin trong tàu lặn làm tăng lực nén ép ở phần giữa, giúp sức chống chọi của vật liệu giảm đi và áp lực tách lớp tăng lên.

Điều này tương tự như xoắn đi xoắn lại một sợi dây cho đến khi nó đứt, trong khi thân tàu dày 12,7 cm của Titan đã phải chịu áp lực lặp đi lặp lại trong hoảng hai chục lần lặn trước đó.

Theo Graham-Jones, "Mỗi chuyến đi sẽ tạo ra những vết nứt nhỏ trong cấu trúc", "Các vết nứt này có thể rất nhỏ và khó phát hiện lúc đầu, nhưng sẽ sớm trở nên nghiêm trọng, lan rộng và vượt ra ngoài tầm kiểm soát."

Trên trang web của mình, OceanGate đã mô tả cấu trúc sợi carbon của tàu Titan là "giúp trọng lượng tàu nhẹ hơn và có khả năng cơ động cao hơn so với các tàu lặn khác". Con tàu được thiết kế để lặn sâu 4km "trong giới hạn an toàn", như công ty này tuyên bố.

Theo ông Graham-Jones, "vật liệu tổng hợp đúng là cực kỳ cứng và bền, nhưng trên thực tế, chúng sẽ hỏng hóc theo những cách không giống như các vật liệu khác."

"Nòng súng bốc khói"

Trước đó, OceanGate đã nhận được cảnh báo rằng việc thiếu sự giám sát của bên thứ 3 đối với quá trình chế tạo tàu có thể dẫn đến các vấn đề an toàn nghiêm trọng.

Trong một vụ kiện năm 2018, David Lochridge, giám đốc hoạt động hàng hải lúc bấy giờ của OceanGate, đã cảnh báo rằng quy trình thử nghiệm và cấp chứng nhận của công ty chưa đủ tiêu chuẩn và có thể "khiến hành khách gặp phải những nguy hiểm cực độ tiềm ẩn trong chiếc tàu lặn thử nghiệm".

Mặc dù ông Lochridge ủng hộ phương án "thử nghiệm không phá", chẳng hạn như quét siêu âm, nhưng OceanGate đã từ chối.

Theo Neal Couture, giám đốc điều hành của Hiệp hội Thử nghiệm Không phá Hoa Kỳ, thử nghiệm siêu âm có thể hỗ trợ tìm các khu vực mà vật liệu tổng hợp bị tách ra bên trong cấu trúc tàu.

" Vật liệu composite trên thân tàu sẽ bị ảnh hưởng khi tàu lặn đi xuống và chịu áp lực. Kiểm tra không phá là một công cụ hữu ích để đánh giá cấu trúc tàu và xác định xem chúng vẫn hoạt động bình thường hay dễ hư hỏng. Theo Couture.

Hiệp hội Công nghệ Hàng hải cũng từng bày tỏ lo ngại với OceanGate về kích thước của Titan, vật liệu được sử dụng để xây dựng tàu và việc nguyên mẫu của tàu không được bên thứ ba kiểm tra, giám sát.

Chuyên gia: Đây là cách lý giải duy nhất cho vụ nổ tàu Titan, có một 'điều khác thường' được định sẵn sẽ dẫn tới thảm kịch - Ảnh 2.

Các vết nứt trên cấu trúc tàu có thể rất nhỏ và khó phát hiện lúc đầu, nhưng chúng sẽ nhanh chóng trở nên nghiêm trọng.

Theo Will Kohnen, chủ tịch Hiệp hội Công nghệ Hàng hải, ngày 23/6, "chúng tôi lo ngại rằng nếu không có quy trình chứng nhận đó, họ có thể bỏ sót điều gì đó." Vào năm 2018, ông Kohnen đã gửi thư tới OceanGate cảnh báo rằng "phương pháp thử nghiệm của họ có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực (từ nhỏ đến thảm khốc) và gây ra hậu quả nghiêm trọng."

Graham-Jones cho rằng quy trình tiêu chuẩn trong ngành này là phải tìm kiếm các chuyên gia nước ngoài đến kiểm tra để đảm bảo các tàu tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất.

Tuy nhiên, OceanGate đã chỉ trích quy trình chứng nhận của bên thứ ba là một quy trình tốn thời gian và cản trở sự đổi mới trong bài đăng trên blog của công ty năm 2019.

Robert Ballard, một nhà thám hiểm đáy biển nổi tiếng, người đầu tiên phát hiện ra xác tàu Titanic vào năm 1985, đã gọi việc thiếu chứng nhận của bên thứ ba (đối với tàu lặn Titan) là "nòng súng bốc khói" (ý chỉ bằng chứng không thể chối cãi) trong vụ tai nạn thảm khốc của tàu Titan.

"Chúng tôi đã thực hiện hàng nghìn, hàng nghìn và hàng nghìn lần lặn xuống ở những độ sâu tương tự, nhưng chúng tôi chưa bao giờ gặp sự cố" - Ông Ballard nói.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận